Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng các mạch máu phát triển quá mức. Tuy nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực chất chứng bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con yêu.

Bạn đang đọc: Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Một số bố mẹ cảm thấy hốt hoảng khi trên da của con xuất hiện một vết đỏ khá to giống với vết bỏng. Thật ra, hiện tượng này gọi là u máu ở trẻ sơ sinh và khá thường gặp. Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ giới thiệu về chứng u máu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị thích hợp.

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu ở trẻ sơ sinh là sự tăng trưởng của các mạch máu nhưng không liên quan đến ung thư. Tình trạng này có thể phát triển trong một khoảng thời gian, sau đó giảm dần mà không cần đến biện pháp điều trị quá phức tạp.

U máu ở trẻ sơ sinh hiếm khi gây ra vấn đề. Tuy nhiên, một số khối u máu có thể nứt ra, chảy máu hoặc thậm chí lở loét, khiến bé yêu đau đớn. Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thước và vị trí mà khối u có khả năng bị biến dạng. Thêm vào đó, u máu đôi lúc xảy ra kèm các triệu chứng trên hệ thống thần kinh trung ương hoặc cột sống.

Các u mạch máu vẫn có thể phát triển bên trong cơ thể trẻ sơ sinh. Chúng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, não hoặc các cơ quan của hệ hô hấp.

Dù vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi nốt u không ảnh hưởng đến hoạt động của nội tạng. Ngoài ra, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ không lan ra các bộ phận khác trong cơ thể và truyền sang người khác.

U máu ở trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

Có 2 hướng mà u máu sẽ phát triển, chúng bao gồm:

U máu ở trẻ sơ sinh trên da

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh trên da là sự tích tụ bất thường của các mạch máu trên hoặc dưới bề mặt da. Một nốt u máu trông giống như một vết bớt màu đỏ rượu hoặc màu dâu tây và có thể nhô ra khỏi da. U máu xuất hiện thường xuyên nhất ở mặt, cổ và sau tai.

Sự tăng trưởng của tế bào các lớp ngoài cùng của da được gọi là u máu mao mạch, còn những nốt nằm sâu dưới da được gọi bằng u máu thể hang. U máu mao mạch thường không cần điều trị nhưng u máu thể hang cần đến sự can thiệp y tế nếu chúng cản trở thị lực hoặc khả năng hô hấp của em bé.

U máu trên da thường phát triển trong giai đoạn bé yêu chưa ra đời. Chúng có thể ảnh hưởng đến cả bé trai và bé gái.

U máu trên gan

U máu trên gan hình thành trong và trên bề mặt gan. Những nốt này được cho là nhạy cảm với estrogen. Quá trình mang thai và uống thuốc tránh thai có thể làm tăng kích thước của u máu trên gan của bé.

Điều trị u máu ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng uống gì mau khỏi? 10 thức uống chữa nhiệt miệng hữu hiệu

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em: Nhận biết sớm để không hối hận

Đối với các nốt u đơn, nhỏ thường không cần điều trị. Chúng có thể sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp cần đến sự can thiệp y tế, chẳng hạn như u máu da phát triển thành các tổn thương hoặc vết loét. Các phương án chữa trị bao gồm:

  • Thuốc corticosteroid: Corticosteroid có thể được tiêm vào nốt u để giảm sự phát triển của nó và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.
  • Phẫu thuật: Nếu u máu ở trẻ sơ sinh có kích lớn hoặc phát triểm trong một khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như mắt, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Điều trị bằng laser: Điều trị bằng laser được sử dụng để loại bỏ u máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị phương pháp điều trị bằng laser để giảm đỏ và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta tại chỗ như gel timolol có thể được sử dụng nhiều lần mỗi ngày trong vòng 6 – 12 tháng đối với các u mạch máu nhỏ, nằm trên bề mặt da. Thuốc này thường được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Gel thuốc: Một loại gel thuốc gọi là becaplermin (Regranex) thường được sử dụng để điều trị loét trên bề mặt da do u máu, nhưng thật ra gel này không có tác dụng đối với bản thân u máu. Sản phẩm cũng được áp dụng như một phương pháp điều trị thứ hai khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Mặt khác, gel thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong nếu sử dụng lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Do đó, bạn hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về các rủi ro này.

Đối với u máu nằm ở nội tạng

Thông thường, một nốt u máu sẽ tự lặn khi bé được 10 tuổi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những biện pháp cần thiết nếu:

  • Nốt u chảy máu thường xuyên và nhiều
  • Gây áp lực lên hệ thống tim mạch của bé
  • Nốt u phá vỡ lớp biểu bì bao phủ xung quanh
  • Giảm lưu lượng khí thông qua mũi hoặc miệng
  • Nốt u máu chặn tầm nhìn hoặc cản trở chuyển động của mắt.

U máu trong cơ thể có thể cần điều trị nếu chúng phát triển quá lớn hoặc gây đau. Các lựa chọn để điều trị cho trường hợp này bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính
  • Phẫu thuật loại bỏ động mạch chính cung cấp máu cho nốt u máu
  • Phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan nội tạng bị hư hỏng hoặc khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đôi lúc, sẽ có người tò mò về tình trạng u máu ở bé yêu. Bạn có thể giải thích với họ rằng đó chỉ là vết bớt để đơn giản hóa vấn đề. Sau khi nốt u máu ở trẻ sơ sinh tự biến mất, nó có thể để lại một số vết rạn trên da và bạn sẽ cần đến một số biện pháp chẳng hạn như dùng kem dưỡng để giúp bé giải quyết vấn đề này.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải

U máu thường gặp ở trẻ mới sinh có những tình trạng sau:

  • Sinh non
  • Mẹ bầu mang đa thai
  • Có cân nặng khi sinh thấp

Một em bé có thể có nhiều nốt u máu. Điều này không đồng nghĩ với việc con yêu có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *