Ung thư thực quản là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 gây tử vong trên toàn thế giới. Vì vậy, sau khi được chẩn đoán bệnh, nhiều người sẽ thường lo lắng và thắc mắc rằng ung thư thực quản có chữa được không?
Bạn đang đọc: Bệnh ung thư thực quản có chữa được không?
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung
Ung thư thực quản có chữa được không?
Ung thư thực quản có chữa được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư được chẩn đoán, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Nếu phát hiện sớm, ung thư thực quản giai đoạn đầu thường có thể được chữa khỏi.
Tuy nhiên, thật không may, theo thống kê, chỉ khoảng gần 25% trường hợp bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối. Ung thư giai đoạn cuối là khi khối u đã di căn sang các vùng khác của cơ thể thường không thể chữa khỏi. Điều trị lúc này với mục đích là làm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ung thư thực quản có chữa được không tùy vào phương pháp điều trị
Ung thư thực quản có chữa được không nếu phẫu thuật?
Ung thư thực quản có chữa được không nếu phẫu thuật? Khi ung thư chưa lan ra ngoài thực quản, phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi bệnh và cải thiện cơ hội sống sót cho bệnh nhân.
Ung thư thực quản có nên mổ không? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp tùy theo từng trường hợp. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật ung thư thực quản có nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu và rò rỉ từ khu vực thực quản còn lại được gắn lại vào dạ dày.
Ngoài ra, một số phương pháp giúp làm giảm tắc nghẽn thực quản, cải thiện tình trạng khó nuốt, có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Đặt stent. Nếu khối u phát triển lớn làm thu hẹp thực quản, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng ống nội soi và các dụng cụ đặc biệt để đặt một ống kim loại (đặt stent) giúp giữ cho thực quản mở ra.
- Liệu pháp laser nội soi. Phương pháp này được sử dụng để điều trị các khối u tiến triển hơn có thể gây tắc nghẽn trong thực quản. Tia laser có thể được sử dụng để cắt một lỗ trên chỗ tắc nghẽn, nhằm giúp cải thiện khả năng nuốt cho bệnh nhân.
- Liệu pháp quang động (PDT). Đây là phương pháp sử dụng thuốc hoạt tính (thuốc được kích hoạt bằng ánh sáng không nhiệt) để tiêu diệt tế bào ung thư, nhằm giúp giảm nhẹ triệu chứng ung thư thực quản, đặc biệt là khó nuốt.
- Đặt ống dẫn thức ăn. Bác sĩ có thể đề nghị đặt một ống dẫn thức ăn nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc nếu đang phẫu thuật thực quản. Một ống dẫn thức ăn cho phép chất dinh dưỡng được đưa trực tiếp đến dạ dày hoặc ruột non, giúp thực quản có thời gian lành lại sau khi điều trị ung thư.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Một số loại thuốc hóa trị được dùng dưới dạng thuốc viên và một số được tiêm trực tiếp vào máu qua tĩnh mạch. Đối với ung thư thực quản, hóa trị đôi khi được sử dụng trước khi phẫu thuật để giúp thu nhỏ khối u.
Ung thư thực quản có chữa được không bằng hóa trị? Ở những người bị ung thư giai đoạn cuối đã lan ra ngoài thực quản, hóa trị không thể giúp chữa khỏi bệnh nhưng có thể được sử dụng để giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng do ung thư gây ra.
Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để làm phẫu thuật hoặc ung thư đã di căn đến các cơ quan khác, hóa trị kết hợp với xạ trị có thể được sử dụng để giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Đây được gọi là liệu pháp giảm nhẹ. Trong những trường hợp này, bệnh thường không thể chữa khỏi.
Ung thư thực quản có chữa được không bằng xạ trị?
Tìm hiểu thêm: 4 mẹo thần thánh giúp mẹ không bị rách âm hộ khi sinh
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ung thư thực quản có chữa được không bằng xạ trị? Xạ trị không thể giúp chữa khỏi bệnh ung thư thực quản. Tuy nhiên, xạ trị thường được kết hợp với hóa trị để giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh, chẳng hạn như khó nuốt do khối u quá lớn và ngăn chặn thức ăn di chuyển đến dạ dày.
Xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, hoặc sau khi phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn sót lại.
Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm phản ứng da giống như cháy nắng, đau hoặc khó nuốt và tổn thương các cơ quan lân cận, chẳng hạn như phổi và tim.
Thời gian xạ trị ung thư thực quản và phác đồ xạ trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ di căn của khối u và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Thuốc nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Thực hư dị ứng bột ngọt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị say mì chính
Đối với ung thư thực quản, thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau đây:
- Ung thư đã di căn xa đến một cơ quan khác trên cơ thể
- Bệnh phát hiện muộn ở giai đoạn cuối và không thể chữa khỏi
- Giảm nguy cơ ung thư tái phát sau khi phẫu thuật.
Ung thư thực quản có chữa được không sẽ còn tùy thuộc vào phác đồ mà bác sĩ điều trị đưa ra và tùy vào các giai đoạn của ung thư. Các phác đồ dùng với thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch vẫn có tỷ lệ thành công trên lâm sàng và đáp ứng hoàn toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường sẽ giảm dần phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện ung thư.
Ngoài việc lo lắng ung thư thực quản có chữa được không, bệnh nhân cũng thường quan tâm đến chi phí điều trị ung thư thực quản hoặc chi phí phẫu thuật ung thư thực quản là bao nhiêu? Chi phí điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ sở y tế và loại phẫu thuật được chỉ định. Đừng lơ là với sức khỏe của mình mà hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để điều trị kịp thời nhé!