Viêm amidan là một bệnh tai mũi họng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết liệu bệnh viêm amida có lây không và làm thế nào để phát hiện mình đã nhiễm bệnh? Điều này khiến cho việc phát hiện bệnh của họ gặp nhiều khó khăn.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm amidan có lây không?
Vậy viêm amida có lây không và làm thế nào bạn biết mình đang nhiễm bệnh? Hãy để Kenshin.vn giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.
Nội Dung
Viêm amidan có lây không?
Viêm amidan thường xảy ra khi amida bị nhiễm trùng, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Bản thân bệnh hoàn toàn không có tính lây lan như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, các virus và vi khuẩn gây bệnh có thể lây từ người bị bệnh sang người bình thường thông qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Vì vậy, bạn cần ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh để từ đó hạn chế lây nhiễm viêm amidan từ người sang người.
Tác nhân gây viêm amidan lây truyền như thế nào?
Tùy vào tác nhân gây bệnh mà viêm amidan có thể lây lan qua những con đường khác nhau:
Viêm amidan do vi khuẩn
Một trong những nguyên nhân chính gây viêm amidan là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (GABHS), hay còn được gọi là liên cầu nhóm A (GA).
Liên cầu khuẩn này sẽ lây lan khi một người bình thường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất nhầy của người bị bệnh. Không những vậy, việc hít phải những giọt bắn chứa vi khuẩn trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi cũng có thể khiến bạn bị bệnh.
Vi khuẩn lây lan nhanh hơn ở những nơi có nhiều người, đặc biệt là nơi có nhiều trẻ em, ví dụ như trường học hoặc nhà trẻ. Liên cầu khuẩn nhóm A thường bắt đầu gây ra các triệu chứng trong vòng 2 – 5 ngày sau khi nhiễm.
Viêm amidan do virus
Virus gây cảm lạnh hoặc cúm cũng có thể gây viêm amidan. Các loại virus này tồn tại nhiều giờ trên các bề mặt, chẳng hạn như bàn phím máy tính hay tay nắm cửa. Vì vậy, bệnh có thể lây từ người sang người qua các vật dụng xung quanh.
Có cách nào hạn chế tác nhân gây viêm amidan lây truyền không?
Nếu bị viêm amidan, bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh bằng những cách sau:
- Ở trong nhà và tránh tiếp xúc với người khác khi gặp các triệu chứng của viêm amidan. Vì virus và vi khuẩn có thể tồn tại trong cơ thể khá lâu nên bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác dù các triệu chứng đã biến mất.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc chạm vào mắt, mũi và miệng
- Nếu bạn cần ho hoặc hắt hơi, hãy sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che mũi và miệng. Sau đó, vứt giấy đã sử dụng đi ngay lập tức.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như dụng cụ ăn với người bệnh
Làm sao bạn biết mình bị viêm amidan?
Tìm hiểu thêm: Rủi ro tiềm ẩn khi xuất tinh vào miệng bạn tình
Các triệu chứng thường thấy của viêm amidan là:
- Đau họng, ngứa cổ họng
- Sưng amidan, trên amidan xuất hiện các mảng trắng hoặc vàng
- Sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi
- Nổi hạch ở cổ
- Hôi miệng
- Khó khăn hoặc khó chịu trong khi cố gắng nuốt
Chẩn đoán viêm amidan thường được thực hiện lâm sàng bởi bác sĩ bằng cách quan sát trực tiếp amidan của người bệnh. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác như X-quang hoặc CT scan có thể được yêu cầu nếu bác sĩ lo ngại về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy cổ họng sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
Khi nào bạn biết bệnh viêm amidan đã được chữa khỏi hoàn toàn?
Bệnh viêm amidan, do vi khuẩn và virus, được xem là khỏi hoàn toàn khi triệu chứng của bệnh, đặc biệt là sưng đỏ amidan biến mất. Viêm amidan có thể khỏi hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày. Nhiều người thậm chí còn không cần điều trị, trong khi một số người có nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn sẽ cần dùng đến kháng sinh.
Một số trường hợp, sau khi chữa khỏi viêm amidan, các triệu chứng sẽ trở lại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Những người này đã phát triển thành viêm amidan mạn tính, nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
>>>>>Xem thêm: Eyebright là thảo dược gì? Công dụng và liều dùng?
Thông thường, viêm amidan không được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy:
- Đau họng dữ dội
- Sốt cao hơn 38,3 độ C
- Amidan sưng và mềm với lớp phủ màu trắng, ngả vàng hoặc xám, đau ở một bên cổ họng
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu:
- Đau dữ dội ở vùng cổ họng
- Khó nuốt, hơi thở có mùi khó chịu
- Đau đầu
- Đau bụng
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh viêm amidan có lây không?’ để từ đó ngăn ngừa được sự lây lan của các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.