Bệnh viêm phổi thùy chiếm đến 85% các trường hợp viêm phổi. Đây vẫn là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh nguy hiểm bởi nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phổi thùy là gì? Có nguy hiểm không và điều trị bao lâu?
Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
Viêm phổi thùy là gì?
Viêm phổi được chia theo hình thái học thành viêm phổi thùy hoặc viêm phế quản phổi.
Viêm phổi thùy hay viêm thùy phổi là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở phế nang do nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Tiến triển bệnh gồm 3 giai đoạn: xuất tiết, gan hóa đỏ, gan hóa xám. Tổn thương phổi có kích thước lớn, chiếm gần hoặc toàn bộ một thùy phổi.
“Thời gian vàng” của viêm phổi thùy rơi vào những tháng lạnh, thời điểm mà tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp cao nhất trong năm. Trong một số trường hợp đặc biệt, viêm phổi thùy có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh ở nhà trẻ, trường học hoặc thậm chí cả những khu dân cư đông đúc.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi thùy
Tùy vào giai đoạn bệnh tiến triển mà bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:
Giai đoạn tổn thương tổ chức
Viêm phổi thùy trong giai đoạn tổn thương tổ chức sẽ có những triệu chứng như:
- Sốt cao, có thể tới 40 độ
- Rét run
- Đờm loãng
- Đau ngực
- Khó thở
Giai đoạn này kéo dài từ vài giờ đến một ngày.
Giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm
- Vẫn sốt cao liên tục trong khoảng 39–40°C
- Khó thở, thở nhanh
- Đau ngực
- Ho nhiều, đờm đặc màu rỉ sắt
Giai đoạn này kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần.
Giai đoạn tăng sinh tổ chức để hàn gắn tổn thương
- Khó thở
- Đờm đặc màu xanh đục
- Khi bớt viêm, người bệnh bớt sốt, ho nhiều, đái nhiều, đờm loãng hơn và ít dần, đỡ khó thở, đỡ mệt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm phổi thùy là gì?
Tìm hiểu thêm: Hẹp động mạch cảnh
Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là phế cầu khuẩn, tụ cầu sinh mủ.
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn sau cũng có khả năng góp phần gây viêm phổi thùy, chẳng hạn như:
- Liên cầu
- Tụ cầu vàng
- Friedlander (Klebsiella pneumoniae)
- Pseudomonas aeruginosa
- Các loại vi khuẩn kị khí như Fusobacterium
- Vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch…
Bên cạnh đó, một số virus, nấm cũng có thể là nguyên nhân nhưng ít gặp hơn.
Biến chứng
Biến chứng của viêm phổi thùy
Nhiều chuyên gia đánh giá viêm phổi thùy là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh viêm phổi thùy có nguy cơ cao dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Các trường hợp tử vong do viêm phổi thùy chủ yếu là trẻ em và người già.
Các biến chứng có khả năng xảy ra gồm:
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm phổi thùy?
Chẩn đoán viêm phổi thùy thường phải cần đến những xét nghiệm bằng hình ảnh. Cụ thể như sau:
- Chụp X quang thường: Bác sĩ có thể xem hình ảnh chụp X quang phổi cũng như phế quản để xác định các vấn đề ở đường hô hấp.
- Chụp CT: Viêm phổi thùy được chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp CT khi phổi xuất hiện một đám mờ khu trú của phần lớn toàn bộ thùy hoặc tình trạng xẹp phổi.
Những phương pháp điều trị viêm phổi thùy
Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng mà bệnh viêm phổi thùy gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị triệu chứng
>>>>>Xem thêm: Ăn gì sau khi tập gym để giảm cân?
Thông thường, các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc cho bạn nhằm kiểm soát triệu chứng.
- Hạ sốt và giảm đau: Aspirin, paracetamol, acetaminophen…
- Giải quyết vấn đề suy hô hấp: Dùng oxy qua sonde mũi 3–5 lít/phút tùy mức độ
- Giãn phế quản: Theophyllin
- Giảm ho và tiêu đờm: Codein, terpin, benzoat natri, acemuc…
Điều trị nguyên nhân
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh ở bạn, chẳng hạn như:
- Phế cầu, liên cầu: Kháng sinh penicillin. Trong trường hợp nặng, bạn có khả năng dùng cefapirin truyền tĩnh mạch. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của penicillin, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như erythromycin hay roxythromycin.
- Tụ cầu vàng: Cefapirin, nhóm Aminosid hay nhóm Fluoroquinolon.
Việc dùng kháng sinh rất quan trọng trong điều trị viêm phổi thùy. Bởi bệnh này phát triển nhanh, có thể gây tử vong nếu không điều trị với kháng sinh.
Điều trị viêm phổi thùy tại bệnh viện
Trong giai đoạn toàn phát, người mắc bệnh viêm phổi thùy sẽ được chỉ định điều trị tại các cơ sở y tế. Lúc này, bạn sẽ cần tiếp nhận:
- Thuốc kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch thông qua quá trình tiếp nước
- Liệu pháp oxy nhằm duy trì lượng oxy thiết yếu của cơ thể
- Điều chỉnh tình trạng mất nước
- Vật lý trị liệu để làm sạch đờm trong phổi
Viêm phổi thùy điều trị bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Thông thường, cơ thể bạn sẽ cần vài tuần để phục hồi hoàn toàn.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm phổi thùy?
Áp dụng lối sống lành mạnh là “chìa khóa vàng” giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau, bao gồm viêm phổi thùy. Chẳng hạn như:
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng
- Giữ ấm trong mùa lạnh
- Bỏ thuốc lá (nếu có thói quen hút thuốc)
- Sử dụng vắc xin phòng bệnh đúng cách
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
- Tránh những khu vực ô nhiễm.