Viêm xoang (nhiễm trùng xoang) thường do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, nấm hay virus. Tùy thuộc vào những tác nhân này mà bạn có thể biết bệnh viêm xoang có lây không.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm xoang có lây không?
Bệnh này có thể khiến bạn bị khó thở, tăng áp lực lên vùng mặt gây đau nhức, ho, tiết nhiều dịch mũi. Để trả lời cho câu hỏi bệnh viêm xoang có lây không, bạn cần nắm được nguyên nhân của bệnh.
Nội Dung
Vì sao bạn bị viêm xoang? Bệnh viêm xoang có lây qua đường hô hấp không?
Xoang là những hốc rỗng trong khối xương sọ – mặt. Niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm, được tráng bằng một lớp nhầy, có tác dụng giữ lại các phần tử lạ như bụi và vi khuẩn xâm nhập. Bình thường, các xoang chứa đầy không khí và rất sạch sẽ. Khi các hốc rỗng ngày càng nhiều dịch hoặc mủ sẽ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc, trở thành viêm xoang hoặc viêm mũi xoang.
Bất cứ tác nhân nào làm cho xoang bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn cũng đều có thể gây ra viêm xoang. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm ở xoang bao gồm:
Trong số các nguyên nhân này, hầu hết bệnh viêm xoang là do virus gây ra nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus cho người khác nhưng không có nghĩa người nhiễm phải virus này chắc chắn sẽ mắc bệnh viêm xoang. Các tình trạng thường gặp hơn hầu hết chỉ là bị cảm lạnh. Chính vì vậy, phần lớn các bệnh nhiễm trùng xoang không được xem là bệnh truyền nhiễm.
Virus có thể lây sang người khác qua các giọt bắn trong không khí khi bạn hắt hơi hoặc ho, có thể bám lên vật dụng (như tay nắm cửa). Vì vậy, hãy dùng khuỷu tay để che mũi, miệng khi hắt hơi, ho và đừng quên rửa tay thường xuyên với xà phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Viêm xoang do nhiễm vi khuẩn lại ít phổ biến hơn, chỉ 2% các ca nhiễm trùng ở xoang. Nếu tình trạng nhiễm trùng xoang kéo dài hơn 10-14 ngày, nhiều khả năng bạn đang mắc viêm xoang do vi khuẩn. Khi này, bệnh không lây cho người khác.
Bệnh viêm xoang có thể lây nhiễm trong bao lâu?
Nếu nguyên nhân là do virus, bạn có thể đã bị nhiễm từ trước khi xuất hiện triệu chứng viêm xoang. Thời gian để virus truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thường chỉ trong vài ngày nhưng vẫn có trường hợp sau một tuần hoặc hơn, virus vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
Những người mắc viêm xoang nên tránh tiếp xúc trực tiếp (như hôn môi, hôn má) với những đối tượng dễ bị nhiễm trùng hơn (trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch suy giảm).
Khi nào bạn nên đến bác sĩ?
Tìm hiểu thêm: Bạn có biết sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer?
Hãy nhanh chóng thăm khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện nếu bạn có các triệu chứng như:
- Sốt cao trên 38,8°C
- Gặp vấn đề về thị lực, song thị
- Sưng và đỏ vùng quanh mắt
- Vùng trán sưng
- Cổ bị cứng
- Thiếu minh mẫn
- Cảm giác đau dữ dội, đau đầu kéo dài không khỏi
- Các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần
Người bị viêm đa xoang trong 12 tháng hoặc dùng thuốc không kê đơn không cải thiện các triệu chứng xoang cũng cần đến bác sĩ thăm khám lại.
Viêm xoang bao lâu thì khỏi và có thể điều trị hay không?
>>>>>Xem thêm: 4 thành phần có trong chất bôi trơn bạn KHÔNG nên dùng
Thường sau khoảng 3 tuần, các triệu chứng viêm xoang cấp có thể tự khỏi nhưng với viêm xoang mạn tính thì rất dễ tái phát. Khi dùng kháng sinh để điều trị viêm xoang do vi khuẩn thì cần phải điều trị đúng phác đồ, bảo đảm thời gian để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
Nhằm kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác của viêm xoang, người bệnh thường được dùng:
- Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen
- Thuốc hen suyễn (cho người bị hen suyễn do nguy cơ hình thành nhiễm trùng xoang)
Một số người có thể cần phải phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật khác để mở đường thông mũi, xoang bị hẹp, tắc nghẽn do các bệnh lý ở mũi (chẳng hạn như phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi)
Bạn có thể quan tâm: Mổ viêm xoang – Nên hay không nên