Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Nếu tình trạng các mô phổi bị tổn thương do xơ hóa kéo dài thì sẽ không có cách nào giúp hồi phục chức năng như ban đầu. Tuy nhiên, điều trị sẽ có ích cho việc làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ phổi. Vậy tiên lượng bệnh xơ phổi sống được bao lâu và cần chuẩn bị gì để chung sống với bệnh phổi này?

Bạn đang đọc: Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Bệnh xơ phổi có chữa được không?

Xơ phổi là một bệnh mãn tính và tiến triển, nghĩa là nó có thể sẽ chuyển biến theo hướng xấu đi theo thời gian. Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc phải xơ phổi, đa số người bệnh đều muốn biết mắc bệnh xơ phổi có chữa được không, bệnh xơ phổi sống được bao lâu.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng điều trị hiện nay sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng khó chịu và làm chậm sự tiến triển của bệnh, giúp duy trì chất lượng cuộc sống. Những người đáp ứng tốt với điều trị có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm.

Một số phương pháp điều trị xơ phổi hiện nay bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc để làm giảm tốc độ xấu đi của xơ hóa phổi. 2 loại thuốc điều trị bệnh xơ phổi được dùng hiện nay là pirfenidone và nintedanib. Nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy và người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng này.
  • Liệu pháp thở oxy và các bài tập thở giúp bệnh nhân dễ thở hơn, hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
  • Ghép phổi là biện pháp triển vọng kéo dài tuổi thọ nhưng không phải dễ dàng để bạn tìm được người hiến tặng phổi tương thích.

Vậy bệnh xơ phổi sống được bao lâu?

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Rất khó để dự đoán người bệnh xơ phổi sống được bao lâu tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Một số người đáp ứng tốt với điều trị và ít biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm, trong khi những người khác lại trở nặng nhanh chóng hoặc cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Ngoài ra một số biến chứng xơ phổi khác cũng có thể phát triển và làm tình trạng của người bệnh nhanh chóng xấu đi như tăng áp động mạch phổi, suy tim, viêm phổi…

Cụ thể, trước khi có các biện pháp điều trị xơ phổi như dùng thuốc làm chậm sự phát triển của sẹo phổi, khoảng một nửa số người mắc bệnh xơ phổi vô căn sống ít nhất 3 năm kể từ khi được chẩn đoán. Khoảng 1/5 người sống sót trong hơn 5 năm. Trong tương lai, các bác sĩ hy vọng các phương pháp điều trị mới ra đời sẽ đưa đến câu trả lời tích cực hơn cho câu hỏi bệnh xơ phổi sống được bao lâu.

Lối sống lành mạnh chung sống với bệnh xơ phổi

Lối sống của mỗi bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng để đưa đến tiên lượng bệnh xơ phổi sống được bao lâu. Một số lời khuyên để kéo dài tuổi thọ phải kể đến là:

Bỏ hút thuốc lá

Đây là điều đầu tiên cần nghiêm chỉnh thực hiện vì hút thuốc có hại rất lớn cho sức khỏe hệ hô hấp. Nếu gặp khó khăn, hãy trao đổi với bác sĩ để có chương trình cai nghiện thuốc lá phù hợp nhé!

Tìm hiểu thêm: Ăn quá nhiều chất xơ có tốt cho sức khỏe?

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu có mối liên hệ gì với việc tập thể dục thường xuyên?

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì chức năng của phổi, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức mạnh của cơ tim, giúp ngủ ngon hơn và kiểm soát căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch. Những điều này góp phần kiểm soát bệnh và giúp bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Nếu có thể, hãy thêm các hoạt động thể chất như chạy bộ, đạp xe hoặc tập tạ nhẹ vào hoạt động thường ngày của bạn. Cố gắng năng động hơn, hoạt động nhiều nhất có thể.

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm cho cả gia đình bạn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi – nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng xơ phổi vốn có.

Ngoài ra, tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu cũng là một lựa chọn nên được cân nhắc đối với người mắc bệnh xơ phổi.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và tốt cho phổi

Thừa cân sẽ tạo nhiều áp lực lên phổi hơn và làm tình trạng khó thở thêm trầm trọng, đồng thời còn làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch. Còn nếu thiếu cân, các cơ giúp cho việc hít thở sẽ bị yếu đi và tăng nguy cơ loãng xương, hệ miễn dịch suy yếu, đồng thời khiến bạn có thể không đủ điều kiện để ghép phổi. Hãy tính chỉ số BMI để duy trì cân nặng phù hợp, thông qua ăn uống và tập luyện.

Ngoài ra, để cải thiện tác dụng phụ gây tiêu chảy của các thuốc điều trị xơ phổi, bệnh nhân có thể áp dụng chế độ ăn BRAT (ăn nhạt, thường có cơm, cháo và bánh mì nướng…).

Bệnh xơ phổi nên ăn gì? Lời khuyên ăn uống cho bệnh nhân xơ phổi bao gồm:

  • Ăn nhạt, ít đường, ít chất béo động vật và chất béo chuyển hóa (trong thực phẩm đóng hộp, dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần)
  • Lấy calo hầu hết từ thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu các loại và sản phẩm từ sữa ít béo
  • Nếu đang thiếu cân, hãy thêm món ăn giàu dinh dưỡng hoặc chất béo lành mạnh như dầu oliu
  • Nếu bị trào ngược dạ dày, cần tránh thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quýt, cà phê và cà chua
  • Chia nhỏ bữa ăn có thể là mẹo nhỏ hữu ích để bạn bớt khó chịu, khó thở do ăn quá no
  • Uống nhiều nước.

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu? Biện pháp sống chung với bệnh

>>>>>Xem thêm: Rau đắng biển

Bệnh xơ phổi sống được bao lâu tùy thuộc vào ý thức tuân thủ điều trị

Theo dõi thường xuyên theo thời gian có thể cho biết mức độ bệnh trở nặng là nhanh hay chậm. Do đó bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ các hướng dẫn dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về câu hỏi bệnh xơ phổi sống được bao lâu và cách xây dựng lối sống lành mạnh chung sống với bệnh xơ phổi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *