BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

BHA không nên kết hợp với gì trong chu trình skincare để đảm bảo an toàn và giúp cho da khỏe đẹp? Một số thành phần chăm sóc da không bao giờ nên kết hợp với nhau vì có thể dẫn đến việc gây kích ứng da kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí có thể khiến da bị bỏng. 

Bạn đang đọc: BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

BHA không nên kết hợp với gì? Các thành phần mỹ phẩm “kỵ” nhau khi dùng chung với BHA

1. Không nên kết hợp BHA và Retinol

Nếu bạn đang sử dụng retinol để trị mụn hoặc chống lão hóa kết hợp với các axit tẩy da chết khác nhau như axit glycolic, axit lactic và axit salicylic (BHA), da bạn có thể trở nên nhạy cảm quá mức, gây kích ứng và nổi mẩn đỏ. Khi kết hợp AHA/BHA và retinol, khả năng kích ứng da sẽ tăng đáng kể, và có thể làm vô hiệu hóa hiệu quả của hoạt chất.

Trên thực tế, AHA và BHA thường không nên được sử dụng cùng với retinol trong cùng một ngày khi chăm sóc da. Thay vào đó, bạn nên sử dụng khác buổi, cách ngày hoặc tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị trên từng làn da. Cách ngày để đảm bảo da bạn không bị tẩy tế bào chết quá mức.

2. BHA không nên kết hợp với gì? Benzoyl Peroxide

Khi BHA kết hợp với benzoyl peroxide, việc dưỡng da sẽ không hiệu quả do khả năng dung nạp vào làn da bị giảm đáng kể. Nguyên tắc chung là bạn không nên kết hợp các hoạt chất tẩy da chết (vật lý hoặc hóa học) với nhau. 

Vì axit beta hydroxy như BHA (axit salicylic) và benzoyl peroxide đều là thành phần tẩy tế bào chết, bạn dễ bị kích ứng da khi dùng chung cả hai. Do bản thân benzoyl peroxide đã có khả năng tẩy da chết tương đối mạnh, việc kết hợp với BHA sẽ làm ảnh hưởng xấu đến làn da bạn. Từ đó khiến da khô và dẫn đến tình trạng tiết dầu nhiều hơn.  

Vì thế, bạn cần tách hai hoạt chất này riêng biệt khi sử dụng để tránh bị đỏ và bong tróc da. Cả hai thành phần này đều gây ra sự thay đổi tế bào và việc tẩy da chết ở một mức độ nào đó khi kết hợp với nhau sẽ gây kích ứng da nghiêm trọng.

3. BHA không nên kết hợp với gì? Vitamin C

BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

Vitamin C có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sáng da, kích thích collagen và bảo vệ da chống lại các tác nhân gây lão hóa do môi trường, ô nhiễm. Ngoài ra, vitamin C còn được sử dụng để bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do oxy hóa, giảm mẩn đỏ và làm đều màu da.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) với AHA/BHA là điều tối kỵ. Vitamin C là hoạt chất axit thực sự không ổn định, vì vậy khi kết hợp vitamin C với bất kỳ axit nào khác cũng sẽ làm mất đi tính ổn định cân bằng độ pH và khiến hoạt chất hoàn toàn mất đi tác dụng.

Hầu hết những người muốn sử dụng cả BHA và vitamin C đều có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách sử dụng chúng vào những thời điểm khác nhau. Cụ thể, bạn có thể sử dụng vitamin C vào buổi sáng vì nó giúp ngăn ngừa tác hại của môi trường, và sử dụng AHA hoặc BHA vào buổi tối giúp phát huy hiệu quả tối đa quá trình đổi mới tế bào da.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên biết

4. Cẩn thận khi kết hợp BHA và Niacinamide 

Cả Niacinamide và AHA/BHA (như axit glycolic, lactic và salicylic) đều có thể giúp cải thiện kết cấu da, giảm khả năng hình thành sắc tố trên da, mụn trứng cá và các dấu hiệu lão hóa. 

Các thành phần chăm sóc da có tính axit thường có độ pH thấp khoảng từ 3-4, trong khi Niacinamide có độ pH cao hơn trong khoảng 5-7. Do đó, nếu được kết hợp cùng 1 lúc, Niacinamide sẽ làm tăng độ pH của axit khiến cho hiệu quả dưỡng da kém hơn và da cũng sẽ không hấp thụ được dưỡng chất cần thiết. 

Thậm chí, “bộ đôi” Niacinamide và BHA cũng có thể gây ra tình trạng da mẩn đỏ và khiến da đỏ bừng nếu không được sử dụng đúng cách.

Vì thế, nếu bạn muốn dùng BHA và Niacinamide an toàn, cách tốt nhất là bạn nên dùng BHA trước, và đợi khoảng 20 -30 phút để BHA phát huy hết tác dụng. Sau đó, bạn tiếp tục thoa đến Niacinamide. Khoảng thời gian này sẽ giúp da cân bằng độ pH, tránh làm mất đi hiệu quả của sản phẩm. 

5. Có nên dùng BHA với Adapalene?

BHA không nên kết hợp với gì? Bạn không nên sử dụng Adapalene (thế hệ 2 của Retinoids) cùng lúc với các sản phẩm có chứa BHA/AHA hoặc benzoyl peroxide. Sự kết hợp này có thể khiến da bạn khó chịu và dễ bị kích ứng khi sử dụng. 

BHA nên kết hợp với chất gì?

Bên cạnh một số thành phần “kỵ” khi được kết hợp với BHA, dưới đây là một số hoạt chất có thể thúc đẩy hiệu quả chăm da tốt hơn với BHA:

Kết hợp với các hoạt chất dưỡng ẩm da như Hyaluronic Acid, Peptide, Glycerin

AHA và BHA đều là những chất tẩy tế bào chết hiệu quả có thể cải thiện kết cấu, tông màu da và còn có thể dùng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, cả 2 thành phần này đều có thể khiến da mất nước và làm kích ứng da. Vì thế, khi sử dụng các sản phẩm có chứa AHA hoặc BHA, bạn nên kết hợp dưỡng ẩm thêm cho da. Dưỡng ẩm sau khi thoa AHA và BHA là điều cực kỳ quan trọng để hạn chế tình trạng kích ứng. 

Khi sử dụng retinol, BHA hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết khác, điều quan trọng là bạn cần phải bổ sung hydrat hóa cho da. Trong đó, Axit Hyaluronic sẽ là một “trợ thủ đắc lực” có công dụng hút ẩm vào da, và đem lại cho bạn một làn da căng mọng. Vì thế, sự kết hợp BHA và Axit Hyaluronic là điều hoàn toàn cần thiết trong chu trình dưỡng da của bạn.

Trước tiên, bạn hãy thoa retinol hoặc BHA và đợi khoảng 10 phút, sau đó cung cấp cho da một lượng ẩm tức thì với Hyaluronic Acid.

BHA + AHA

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân

BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

>>>>>Xem thêm: 14 nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng

Với những lợi ích chung và riêng biệt độc đáo, việc sử dụng AHA/BHA sẽ mang lại kết quả tuyệt vời cho làn da của bạn. Bạn có thể sử dụng một hoặc cả hai loại thành phần này trong chế độ chăm sóc da, tùy thuộc vào loại da, mối quan tâm cụ thể và quan trọng nhất là cách mà da bạn phản ứng.

Cả hai thành phần này đều hoạt động bằng cách loại bỏ tế bào da chết hiệu quả. Về bản chất, BHA có khả năng phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết, tan trong dầu, kiềm dầu, thấm sâu vào lỗ chân lông, hòa tan tế bào chết, mụn đầu đen, bã nhờn,… Trong khi đó, AHA tan trong nước, hòa tan và tẩy tế bào da chết trên bề mặt, cải thiện độ ẩm trên da, kích thích collagen…làm cho tế bào chết bong ra. Bằng cách này, bạn có thể kết hợp dưỡng da BHA với AHA trong quy trình skincare của bạn để đạt hiệu quả tốt hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tẩy tế bào chết cho da mặt bằng AHA và BHA đúng cách

Sử dụng với kem chống nắng

Giống như retinol, AHA hay BHA đều có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì thế, bạn nên lưu ý thoa kem chống nắng hàng ngày khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa AHA hoặc BHA.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “BHA không nên kết hợp với gì và các hoạt chất nào có thể được sử dụng chung với BHA. Nếu da của bạn bị căng, châm chích hoặc trở nên đỏ sau khi thoa các hoạt chất dưỡng da, bạn hãy để da “nghỉ ngơi” vài ngày và chỉ sử dụng các hoạt chất phục hồi da. Sau khi làn da của bạn dần được cải thiện trở lại, bạn có thể sử dụng lần lượt từng hoạt chất và thử sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày để giảm tình trạng kích ứng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *