Bệnh dại là bệnh phát sinh bởi loại virus lây lan qua vết cắn hoặc vết xước được gây ra bởi động vật bị nhiễm bệnh hay mang mầm bệnh. Khi các triệu chứng dại xuất hiện thì đã quá muộn để cứu bệnh nhân. Vì vậy, biết được thời gian ủ bệnh dại là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, chúng ta có thể kịp thời chủng ngừa bệnh dại trước khi các triệu chứng xuất hiện và dẫn đến tử vong.
Bạn đang đọc: Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Bệnh dại phát triển như thế nào?
Trong bài viết sau đây, Kenshin.vn sẽ giải đáp xung quanh vấn đề người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh hay thời gian ủ bệnh dại ở người… cũng như các giai đoạn phát triển bệnh để bạn tham khảo và có được thông tin hữu ích, cần thiết.
Nội Dung
Bệnh dại ủ bệnh bao lâu? Chi tiết thời gian ủ bệnh dại ở người và động vật
Thời gian ủ bệnh dại ở người (thời gian giữa lần tiếp xúc ban đầu với virus và khởi phát bệnh) thường dao động từ 2-8 tuần. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể thay đổi từ 10 ngày đến 2 năm. Đây là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Thời gian ủ bệnh ngắn hơn đối với trẻ em và ở những người tiếp xúc với một lượng lớn virus gây bệnh dại. Tải lượng virus phụ thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết cắn hoặc vết xước mà động vật gây ra. Khi bị cắn càng gần não, các triệu chứng bệnh dại càng có khả năng xuất hiện sớm.
Ở động vật, thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào loài động vật. Đối với chó, thời gian ủ bệnh dại ở chó thường trong khoảng từ 14-60 ngày.
Các giai đoạn phát triển của bệnh dại
Người bị lây nhiễm bênh dại thường không có triệu chứng của bệnh trong vài tuần sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi bệnh dại tấn công hệ thống thần kinh trung ương (giai đoạn tiền triệu), bạn sẽ gặp các triệu chứng giống như cúm. Trong giai đoạn cuối, bạn có các triệu chứng thần kinh (não).
Vậy người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh hay người bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
Giai đoạn tiền triệu (giai đoạn sớm)
- Sốt
- Đau đầu
- Cảm thấy không khỏe
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Nôn
- Đau, ngứa hoặc tê ở vị trí vết cắn, cào
Các dấu hiệu bệnh dại ban đầu kể trên có thể giống như cúm. Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh dại liên quan đến thần kinh sẽ phát triển như:
- Cáu kỉnh hoặc hung hăng
- Kích động
- Lú lẫn, suy nghĩ kỳ lạ hoặc bị ảo giác
- Co thắt cơ và có các tư thế bất thường
- Co giật
- Yếu hoặc tê liệt
- Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
Một biểu hiện của bệnh dại thường gặp là tiết ra rất nhiều nước bọt và co thắt cơ ở cổ họng, khiến người bệnh khó nuốt và xuất hiện hiệu ứng “tạo bọt ở miệng”. Nó cũng dẫn đến nỗi sợ nghẹt thở hoặc sợ nước ở bệnh nhân bị bệnh dại.
Những triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 10 ngày và xấu đi theo thời gian.
Giai đoạn thần kinh cấp tính
Trong giai đoạn này, virus gây bệnh dại bắt đầu gây hại cho não và tủy sống. Khoảng 2/3 số người mắc bệnh dại dữ dội, với các triệu chứng như:
- Hung dữ
- Co giật
- Mê sảng
- Sợ ánh sáng
Đến cuối giai đoạn này, hơi thở trở nên nhanh và không nhất quán.
Theo các chuyên gia, khi virus tiếp tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương sẽ tiến triển thành hai thể là thể điên cuồng và bệnh dại thể bại liệt. Do đó, một số người có thể bị bệnh dại thể bại liệt với tình trạng suy nhược và tê liệt tiến triển từ vết cắn đến phần còn lại của cơ thể. Cơn dại dữ dội có thể kéo dài vài ngày đến một tuần. Bệnh dại tê liệt có thể kéo dài đến một tháng.
Hôn mê và tử vong
Nếu người bệnh rơi vào hôn mê, cái chết sẽ xảy ra trong vòng vài giờ, lâu hơn nếu họ được gắn máy thở. Hiếm khi người bệnh có thể phục hồi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn này.
Có thể bạn quan tâm
Bị bệnh dại có chữa được không? Điều trị, phòng ngừa như thế nào?
Tại sao bệnh dại khiến người bệnh sợ nước?
Tìm hiểu thêm: Thuốc axit folic nào tốt cho bà bầu? Top 6 viên uống axit folic cho bà bầu
>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi và những cột mốc đáng nhớ
Nhiều người thường thắc mắc tại sao bệnh dại lại sợ nước hay tại sao người bị bệnh dại lại sợ nước? Như trên đã đề cập, bệnh dại ở người thường được gọi là “chứng kỵ nước” vì nó gây ra nỗi sợ nước cho bệnh nhân.
Khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy co thắt dữ dội trong cổ họng khi cố gắng nuốt. Ngay cả ý nghĩ nuốt nước cũng có thể gây co thắt và khó chịu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ nước ở người bệnh. Nếu động vật nhiễm bệnh có thể nuốt nước bọt dễ dàng thì sẽ làm giảm nguy cơ lây lan virus sang vật chủ mới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lây nhiễm bệnh dại là:
- Vết cắn/vết cào do động vật nào gây ra
- Mức độ nghiêm trọng của vết cắn/vết cào
- Tải lượng virus gây bệnh dại xâm nhập vào cơ thể
- Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân (có hay không có chủng ngừa bệnh dại trước đó)
- Vị trí bị cắn. Bởi vết thương ở đầu và cổ cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách virus xâm nhập và mô thần kinh ngắn hơn.
Có thể bạn quan tâm
Người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Câu trả lời là thời gian ủ bệnh dại thường kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi chết dao động từ 1 đến 7 ngày
Điều trị cho người bị bệnh dại: Chi tiết về lịch tiêm phòng và lượng vaccine