Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Những cơn đau thắt lưng dưới có thể khiến bạn không còn mặn mà với chuyện chăn gối và dần trở nên xa cách với nửa kia. Để tránh tình trạng này, bạn có thể tìm hiểu một số tư thế quan hệ không ảnh hưởng tới phần lưng và không gây đau.

Bạn đang đọc: Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Đau thắt lưng dưới, hay còn gọi là đau lưng vùng thấp, đau thắt lưng, là một triệu chứng khá phổ biến khi phần lưng dưới chống đỡ trọng lượng cơ thể có vấn đề. Đau lưng thường xảy ra đột ngột và nặng hoặc đau nhói kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (đau cấp tính); nhưng đôi khi âm ỉ liên tục từ 12 tuần trở lên dù đã giải quyết dứt điểm nguyên nhân (đau mạn tính).

Cơn đau có thể ảnh hưởng tới các sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục cơn đau bằng cách chọn một tư thế quan hệ hợp lý.

1. Nguyên nhân đau thắt lưng dưới là gì?

Có rất nhiều tác nhân có thể ảnh hưởng tới cột sống và gây đau thắt lưng. Hầu hết các cơn đau thắt lưng dưới cấp tính đều có bản chất cơ học, tức là những thành phần của lưng gồm cột sống, cơ, đĩa đệm và dây thần kinh gặp trục trặc khi khớp nối với nhau và khi di chuyển. 

Nguyên nhân cơ học gây ra đau cột sống dưới thắt lưng có thể là:

Bẩm sinh:

  • Có những bất thường về xương cột sống từ khi sinh ra, chẳng hạn như cong vẹo cột sống.
  • Nứt đốt sống do sự phát triển không hoàn thiện của tủy sống và/hoặc lớp ngoài tủy sống, gây ra những vấn đề liên quan đến dị dạng đốt sống.

Chấn thương:

  • Bong gân, căng cơ hoặc co thắt cơ đột ngột.
  • Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn xe hơi hoặc té ngã làm tổn thương gân, dây chằng, cơ hoặc nén cột sống và gây vỡ đĩa đệm hoặc thoát vị.

Thoái hóa:

  • Thoái hóa đĩa đệm xảy ra khi lớp sụn đệm giữa các đốt xương bị mòn do lão hóa.
  • Thoái hóa đốt sống chỉ các thoái hóa chung của cột sống liên quan đến hao mòn thông thường, xảy ra ở các khớp, đĩa và xương cột sống ở người già.
  • Viêm khớp hoặc bệnh viêm khác ở cột sống, bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống…

Vấn đề về dây thần kinh và tủy sống gây đau thắt lưng dưới:

  • Dây thần kinh cột sống bị chèn ép, dẫn tới viêm và/hoặc chấn thương.
  • Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa (dây từ cột sống đi qua mông và kéo dài xuống chân). Người bệnh bị đau thắt lưng nặng, giống như bị sốc hoặc bỏng rát, kết hợp với đau từ mông xuống một bên chân.
  • Hẹp cột sống gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
  • Thoái hóa đốt sống xảy ra khi một đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí, chèn ép các dây thần kinh.
  • Thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm.
  • Viêm tủy xương, viêm đĩa đệm, viêm khớp xương cùng.
  • Hội chứng Equina Cauda (hội chứng chùm đuôi ngựa) là tình trạng đĩa đệm bị vỡ đẩy vào ống sống và chèn ép lên bó rễ thần kinh thắt lưng và xương cùng. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
  • Loãng xương.

Đau thắt lưng dưới không do cột sống:

  • Sỏi thận gây nhói đau thắt lưng dưới bên phải hoặc bên trái, hiếm khi ở cả hai bên.
  • Lạc nội mạc tử cung gây đau thắt lưng và bụng dưới.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Khối u ở xương sống hoặc các bộ phận khác vùng thắt lưng.
  • Mang thai.

Đau thắt lưng dưới có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng nó sẽ phổ biến hơn ở những người cao tuổi do xương cốt bị lão hóa tự nhiên, người thừa cân vì cột sống phải chịu tải trọng lớn. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng dễ gặp phải trong những trường hợp như:

  • Thường xuyên phải nâng, kéo, đẩy hay thực hiện các tư thế gây xoắn cột sống khác khi làm việc.
  • Ngồi ở bàn làm việc cả ngày, đặc biệt là nếu ghế không thoải mái hoặc có xu hướng ngồi cúi người về phía trước.
  • Do đeo túi hay ba lô quá nặng có thể làm căng lưng.
  • Do tập luyện quá mức gây ra tình trạng căng cơ dẫn đến đau thắt lưng dưới.

2. Các loại đau thắt lưng dưới

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Thường những người bị đau thắt lưng dưới có thể được sắp xếp thành ba nhóm sau:

  • Bệnh nhân đau thắt lưng khi cúi người về phía trước: cơn đau dưới thắt lưng thường tệ hơn khi thực hiện các động tác cúi người về phía trước như nhặt đồ trên sàn nhà, buộc giày, làm vườn…  Thậm chí việc ngồi trong thời gian dài cũng có thể gây đau.
  • Bệnh nhân đau thắt lưng khi nghiêng người về phía sau: các động tác hoặc hoạt động nghiêng người về phía sau là tác nhân gây đau. Bạn có thể thấy khó khăn khi tập một số động tác yoga hay thể dục phải uốn cong lưng.
  • Bệnh nhân đau thắt lưng khi thực hiện bất kỳ chuyển động nào: bất kỳ chuyển động nào khiến cột sống lệch khỏi tư thế trung lập, tự nhiên cũng sẽ gây đau. Cơn đau chỉ giảm khi bạn đứng thẳng hoặc nằm thẳng.

Biết được mình thuộc nhóm đau thắt lưng dưới nào sẽ giúp bạn chọn được tư thế quan hệ tình dục phù hợp.

3. Bị đau thắt lưng dưới ảnh hưởng đến tình dục thế nào?

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Một số động tác khi quan hệ có thể tác động lên cột sống và kích hoạt cơn đau thắt lưng dưới. Cơn đau này sẽ khiến bạn trở nên sợ và lảng tránh tình dục. Hơn nữa, chứng đau thắt lưng còn ảnh hưởng đến tâm lý khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng, từ đó mất dần hứng thú với chuyện chăn gối.

Những ảnh hưởng của chứng đau thắt lưng lên đời sống tình dục có thể khiến tình cảm cả hai bớt phần khắng khít. Trong trường hợp này, hai bạn cần trò chuyện để hiểu và thông cảm với sức khỏe tinh thần và thể chất của nhau hơn. Bên cạnh đó, hai bạn cũng có thể tìm hiểu một số tư thế quan hệ không ảnh hưởng đến phần lưng và không gây đau khi quan hệ.

4. Các tư thế quan hệ khi đau thắt lưng dưới

Tùy thuộc vào nhóm cơn đau của mình, bạn có thể tham khảo các tư thế quan hệ sau:

1. Tư thế truyền giáo

Tìm hiểu thêm: Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Tư thế truyền giáo phù hợp cho bệnh nhân đau thắt lưng dưới khi thực hiện các động tác ngả người về phía sau hay bệnh nhân thấy đau với bất kỳ chuyển động lưng nào.

Trong tư thế này, nữ giới nằm ngửa trên giường còn nam thì chống tay và đẩy hông để xâm nhập. Nữ giới khi thực hiện tư thế truyền giáo có thể dùng gối hoặc cuộn một chiếc khăn đặt dưới lưng nâng đỡ và giúp cột sống ổn định hơn.

2. Tư thế doggy

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

Những tư thế quan hệ nằm nghiêng và quỳ như tư thế doggy có thể giúp bệnh nhân bị đau thắt lưng dưới khi cúi người về phía trước cảm thấy thoải mái hơn. Nữ giới quỳ gối, chống hai tay về phía trước và mở rộng đôi chân để đối tác có thể quỳ phía sau và xâm nhập.

Đối với nữ giới, bạn nên chống người bằng bàn tay chứ không nên dùng khuỷu tay khi thử tư thế doggy. Điều này sẽ tránh trường hợp lưng bị chúi xuống quá nhiều gây đau.

3. Tư thế nữ cao bồi

Bị đau thắt lưng nặng, bạn vẫn có thể tận hưởng chuyện ấy

>>>>>Xem thêm: 7 cách chữa trị môi thâm hiệu quả với nguyên liệu có sẵn tại nhà

Đây là tư thế giúp các bạn nữ nắm quyền kiểm soát nhịp độ cũng như độ sâu. Nữ giới ngồi lên người bạn tình và điều chỉnh vị trí xâm nhập thuận lợi nhất. Chàng có thể đặt tay lên đùi để giúp cô ấy nâng và hạ người nhịp nhàng.

Ở tư thế này, nữ giới có thể cúi về phía trước, nghiêng ra phía sau, bật người lên… theo ý muốn. Vậy nên, nếu cơn đau thắt lưng dưới vẫn xuất hiện khi bạn thử tư thế nữ cao bồi, bạn có thể tùy ý cúi người về trước hoặc ngả người ra sau nhiều hơn sao cho thoải mái nhất. Bạn cũng có thể dùng cẳng tay để đỡ cơ thể thay vì bàn tay.  

Cơn đau thắt lưng sẽ không quá ảnh hưởng tới đời sống tình dục nếu hai bạn biết cách trò chuyện và chọn đúng tư thế quan hệ. Ngoài tác dụng bảo vệ phần lưng đang có vấn đề, những tư thế mới cũng có thể giúp bạn có được những trải nghiệm thăng hoa hơn trên giường đấy.

Điều trị đau thắt lưng dưới để lấy lại phong độ 

Dù có cách khắc phục chuyện ấy, bạn vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bị đau thắt lưng và điều trị dứt điểm. 

Mỗi nguyên nhân kể trên sẽ có một phương án điều trị khác nhau, có thể bao gồm dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, châm cứu, kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS), xoa bóp hoặc đôi khi phải phẫu thuật.

Sau khi đã trị khỏi, hãy ngăn ngừa đau thắt lưng dưới tái phát bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn đủ dinh dưỡng, thay đổi tư thế ngồi thường xuyên, mang giày đế thấp và không cố gắng nâng những vật quá nặng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *