Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng cần kiêng nước, kiêng tắm gội để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư điều này ra sao? Người bị dị ứng có nên tắm không?

Bạn đang đọc: Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

Có rất nhiều dạng dị ứng khác nhau, từ dị ứng thực phẩm, dị ứng rượu bia, đến dị ứng thời tiết, dị ứng côn trùng cắn, dị ứng thuốc… Mỗi vấn đề có những dị nguyên, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ngoài việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bị dị ứng cần chú ý chặt chẽ đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau khỏi. Một trong những vấn đề liên quan đến sinh hoạt được nhiều người quan tâm là “Bị dị ứng có nên tắm không?”. Hãy cùng Kenshin.vn khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 

1. Bị dị ứng có nên tắm không? 

“Bị dị ứng bia có nên tắm không?”, “Bị dị ứng thời tiết có nên tắm không?”, “Bị dị ứng da có nên tắm không?”… là những thắc mắc rất thường gặp. Sở dĩ có những băn khoăn này là vì theo quan niệm dân gian, người bị dị ứng nên kiêng tắm gội để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. 

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định rằng lời đáp cho vấn đề “Bị dị ứng có nên tắm không?” là “Có”. Việc tắm gội khi bị dị ứng có thể mang lại nhiều lợi ích:

  • Giúp rửa trôi các dị nguyên tiềm ẩn bám trên da và tóc.
  • Giảm sự lây lan các tác nhân gây dị ứng trong nhà.
  • Ngăn chặn vi khuẩn, virus… bám trên da, hạn chế nhiễm trùng vùng bị tổn thương.
  • Việc tắm rửa còn giúp làm dịu và mềm da, giảm kích ứng da.
  • Tắm gội giúp rửa sạch mồ hôi trên da, hạn chế triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khi bị dị ứng.
  • Tắm và hít thở hơi nước ấm còn giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi do một số loại dị ứng gây ra, điển hình là viêm mũi dị ứng.

Có thể thấy, việc tắm gội mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị dị ứng. Do đó, bạn nên tắm mỗi ngày đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi.

Đọc thêm

Tất cả những điều bạn cần biết xoay quanh bệnh viêm da dị ứng

2. Trường hợp nào bị dị ứng không nên tắm?

Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc “Bị dị ứng có nên tắm không?” là “Nên”, nhưng thực tế, vẫn có một số trường hợp người bị dị ứng không nên tắm gội. Đó là khi bệnh nhân gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ.

Việc tắm gội khi bị sốc phản vệ có thể gây ra hoặc góp phần làm giảm huyết áp, khiến tình trạng sốc trở nên trầm trọng hơn. Nếu tắm bằng nước ấm trong trường hợp này, tĩnh mạch và động mạch có thể bị giãn và rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh, gây sưng tấy và làm giảm huyết áp. Hơn nữa, tư thế đứng trong khi tắm cũng góp phần gây hạ huyết áp. Nếu bị ngã trong quá trình tắm gội, bạn có thể bị thương do va đập với sàn hoặc vật cứng trong phòng tắm.

Chính vì vậy, người bị dị ứng tiến triển thành sốc phản vệ cần kiêng tắm trong mọi trường hợp, kể cả khi cảm thấy rất nóng rít da. Thay vào đó, người bệnh cần tuân thủ các bước sơ cứu khi bị sốc phản vệ. Nếu người bệnh cảm thấy ngứa và rát da, hãy dùng khăn ẩm mát để làm dịu da trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Đọc thêm

Vì sao có những dấu hiệu dị ứng vào buổi sáng? Phòng ngừa thế nào?

Cách tắm an toàn khi bị dị ứng

Tìm hiểu thêm: Hạ đường huyết là gì? Cách cấp cứu khi bị tụt đường huyết

Bị dị ứng có nên tắm không? Cách tắm khoa học và lưu ý cần nhớ

>>>>>Xem thêm: 7 cách giúp bạn giảm nếp nhăn ở ngực

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Bị dị ứng có nên tắm không?” nữa. Tuy nhiên, việc tắm rửa khi bị dị ứng chỉ an toàn và hiệu quả khi người bệnh tuân thủ những hướng dẫn sau đây:

  • Chỉ tắm nước ấm, trong trường hợp bị dị ứng thời tiết do khí hậu nóng thì người bệnh nên tắm nước mát vừa với thân nhiệt, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không sử dụng sữa tắm có hương liệu, tính tẩy rửa mạnh, nhiều hóa chất… để tránh làm cho các triệu chứng dị ứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tắm nhanh và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Có thể bôi kem dưỡng da lành tính sau khi tắm để làm mềm da, giảm các triệu chứng khô ngứa khó chịu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm có thể sử dụng khi bị dị ứng.
  • Bạn có thể sử dụng một số loại thảo mộc nấu thành nước tắm hỗ trợ giảm ngứa do dị ứng, chẳng hạn như lá khế, lá chè xanh, kinh giới, trầu không…
  • Bạn có thể quan tâm:

    Như vậy là bạn đã biết được người bị dị ứng có nên tắm không và cách tắm an toàn, hợp lý cho người bị dị ứng. Điều quan trọng là cần giữ cho làn da khô thoáng, sạch sẽ để các triệu chứng dị ứng không trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *