Khi có một hoặc nhiều cục u ở vùng háng (bẹn), nhiều người lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm hay không. Nổi hạch ở háng là do đâu, nổi hạch ở bẹn có nguy hiểm không và nổi hạch ở háng phải làm sao để điều trị?
Bạn đang đọc: Bị nổi hạch ở háng (bẹn) là do đâu và cách trị
Nổi hạch ở háng chỉ chung cho các tình trạng một hay nhiều cục u nổi lên ở khu vực bẹn háng. Bạn có thể thấy hạch nổi ở cả hai bên hoặc chỉ bị nổi hạch ở háng bên trái hay bên phải. Thông thường, đây là phản ứng sinh lý của cơ thể để chống lại một số tác nhân lạ như nhiễm trùng.
Nội Dung
Nổi hạch ở háng biểu hiện cụ thể như thế nào?
Thông thường, hạch bạch huyết có kích thích nhỏ (khoảng bằng hạt đậu) và nằm ẩn dưới da. Chúng không thể quan sát được bằng mắt thường và sờ thấy trừ khi các hạch này sưng lên (hay còn gọi là lên hạch, nổi hạch). Kèm theo đó, tùy vào nguyên nhân gây sưng hạch mà mỗi người có thể biểu hiện những triệu chứng khác nhau.
Tương tự như các trường hợp nổi hạch ở các vị trí dễ thấy khác như sau dái tai, cổ, dưới hàm, nách,…, hạch nổi lên ở háng có thể có tính chất:
- Sưng hạch có thể đau hoặc không.
- Các hạch sưng to cố định hoặc di động. Nếu nổi hạch cứng và cố định, thường bác sĩ sẽ nghi ngờ là ung thư hạch.
Ngoài ra, nổi hạch ở háng còn có thể đi kèm một số triệu chứng khác như:
- Sốt.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Da đỏ, viêm và ngứa.
- Tiết dịch âm đạo hoặc dương vật trong trường hợp nổi hạch ở háng do nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STIs).
Nếu phát hiện nổi hạch ở háng, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.
Nổi hạch ở bẹn là bệnh gì?
Sưng hạch bạch huyết là nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu chứng nổi hạch ở háng và sưng hạch ở khu vực này thường xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Nhiễm trùng lây qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, chlamydia hoặc bệnh lậu.
- Nhiễm nấm.
- Nhiễm trùng toàn thân, thường do virus gây ra.
- Ung thư, thường gặp nhất là ung thư hạch.
Nổi hạch ở bẹn là bệnh gì? Ngoài ra, tình trạng xuất hiện các cục u ở khu vực háng cũng có thể do một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như:
- Dị ứng.
- Các tác dụng phụ của thuốc.
- Các dạng u nang lành tính.
- Thoát vị bẹn (ống bẹn nối giữa ổ bụng và bìu chưa tiêu biến ở nam giới, khiến một đoạn ruột lọt vào ống bẹn hoặc xuống dưới da).
- Tổn thương da ở vùng bẹn.
- U mỡ (một dạng tăng trưởng quá mức mô mỡ lành tính).
Tìm hiểu thêm: Tại sao đàn ông thích quan hệ khi say? Tâm lý đàn ông khi say rượu
Chẩn đoán tìm nguyên nhân nổi hạch ở háng như thế nào?
Để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân nổi hạch ở háng, bác sĩ trước hết sẽ:
- Hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh lý, các thuốc bệnh nhân đã và đang dùng, quan hệ tình dục an toàn hay không và cả tiền sử bệnh của gia đình, ví dụ như có người thân bị ung thư hay bệnh tự miễn khôn.
- Kiểm tra các hạch bạch huyết ở háng và bẹn bằng cách ấn nhẹ để đánh giá mức độ đau và kích thước của các hạch sưng lên này. Đồng thời, họ cũng cần ghi nhận những triệu chứng toàn thân khác.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung như:
- Xét nghiệm máu để xác nhận hoặc loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng.
- Siêu âm hoặc chụp CT vùng chậu để đánh giá thêm về độ sưng lên của hạch ở háng.
- Sinh thiết các hạch nổi lên để xác nhận hoặc loại trừ ung thư.
Bị nổi hạch ở háng phải làm sao?
Cách trị nổi hạch ở háng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể bao gồm:
- Liệu pháp miễn dịch bao gồm các thuốc điều chỉnh hệ miễn dịch trong các trường hợp nổi hạch ở bẹn là do rối loạn miễn dịch.
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u, hóa trị, xạ trị khi các cục u ở háng được xác định là ung thư.
- Nổi hạch ở háng uống thuốc gì? Nổi hạch ở háng do nhiễm trùng được xử lý bằng các nhóm thuốc tương ứng với tác nhân nhiễm trùng như thuốc kháng sinh, kháng nấm và kháng virus.
- Nếu nổi hạch ở bẹn do tác dụng phụ của một số thuốc thì bác sĩ có thể giúp bạn đổi sang một số thuốc khác để cải thiện tình trạng này.
Thông thường, nếu nổi hạch ở háng để đáp ứng miễn dịch thì các hạch này sẽ tự xẹp xuống sau một vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị y tế. Bạn có thể áp dụng cách trị nổi hạch ở háng tại nhà bằng cách tăng cường hệ miễn dịch qua việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, ổi…), tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng.
>>>>>Xem thêm: “Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?
Có cách nào giúp phòng ngừa hay không?
Dưới đây là một số điều bạn có thể chủ động thực hiện để hạn chế gây nổi hạch ở háng:
- Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
- Giữ gìn vệ sinh và chăm sóc thân thể tốt để phòng ngừa các nhiễm trùng ở da và khu vực vùng kín.
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ với các bệnh tự miễn.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch ở bẹn (háng). Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp.