Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Nhiều người lo lắng rằng bị nổi hạch là dấu hiệu của ung thư. Tuy nhiên, nổi hạch có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Dù có phải là ung thư hay không, đây cũng là một triệu chứng đáng được chú ý và chăm sóc đúng cách. 

Bạn đang đọc: Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Vì vậy, trong bài viết sau đây hãy cùng tìm hiểu các vị trí thường bị nổi hạch trên cơ thể, nguyên nhân và cách xử trí nhé! 

Bị nổi hạch là như thế nào?

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Chúng là “cửa ngõ” ban đầu để cơ thể nhận biết và chống lại các tác nhân lạ xâm nhập như virus, vi khuẩn hay thậm chí là các tế bào phát triển bất thường của cơ thể. Nổi hạch là hiện tượng các hạch bạch huyết này sưng to khoảng bằng hạt đậu và có thể trông thấy bằng mắt thường thay vì nằm ẩn dưới da như trước.

Thực tế hiện tượng nổi hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ thống hạch bạch huyết. Tuy nhiên, một số vị trí sau đây dễ phát hiện khi bị nổi hạch: 

  • Hạch ở cổ. Ở hai bên cổ có một chuỗi các hạch bạch huyết ở phía trước, phía sau và kéo dài đến sau gáy. Đây là đám hạch đáng lo ngại khi chúng sưng to mà không có cảm giác đau. 
  • Hạch ở nách (bẹn)
  • Nổi hạch ở dưới hàm
  • Nổi hạch ở nách

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp người bệnh bị nổi hạch ở tay, chân hoặc vùng kín. Đặc biệt, những vị trí khó quan sát như ổ bụng, các trường hợp sưng hạch bạch huyết thường chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, MRI hay chụp CT,…

Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Bị nổi hạch có thể là dấu hiệu của bệnh gì?  

Nhiễm trùng 

Viêm nhiễm gần như là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sưng hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong đó, một số nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến khiến cho cơ thể bị nổi hạch như: 

  • Cảm lạnh, cúm 
  • Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân 
  • Viêm amidan 
  • Lở miệng 
  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe răng 
  • Viêm lợi (sưng nướu) 
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) 
  • Bệnh lao 
  • Nhiễm trùng da 

Bị nổi hạch cũng có thể liên quan đến một số loại ung thư 

Tìm hiểu thêm: Cảnh giác với các bệnh ngoài da ở vùng kín nam giới sau

Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

Ung thư liên quan đến hạch bạch huyết gồm có hai loại: ung thư nguyên phát và thứ phát. Với ung thư nguyên phát, đó là những loại ung thư phát triển tại hạch gồm ung thư hạch Hodgkin và ung thư không Hodgkin. 

Với những trường hợp ung thư thứ phát hay còn gọi là ung thư di căn, khối u có thể khởi phát ở vú, tuyến giáp, phổi,… và thường có xu hướng di căn đến các hạch bạch huyết gần nó.   

Các bệnh rối loạn miễn dịch 

Các loại rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ (loại rối loạn miễn dịch nhắm vào các tế bào ở thận, da, khớp, tim và phổi) hay viêm khớp dạng thấp (RA) cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp tuy hiếm gặp nhưng bạn có thể bị nổi hạch do tác dụng của thuốc chống co giật phenytoin hoặc các chủng ngừa thương hàn. 

Bị nổi hạch trên cơ thể, cần phải làm gì? 

Đa số các trường hợp bị nổi hạch bạch huyết đều lành tính và tự khỏi sau khi tác nhân gây viêm nhiễm được đẩy lùi, thường là sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu thời gian nổi hạch kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hay các bệnh nhiễm trùng khác. 

Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Đi khám bác sĩ ngay khi hiện tượng nổi hạch đi kèm với các triệu chứng sau: 

  • Hạch to mà không rõ nguyên nhân, nhất là khi hạch có kích thước lớn hơn 1cm. 
  • Các hạch này không tự teo lại sau một vài tuần thậm chí còn có dấu hiệu lớn hơn. 
  • Sờ thấy hạch cứng, không đều và cố định tại chỗ. 
  • Sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm và sụt cân không tự chủ. 

Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh

Khi gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định nguyên nhân khiến bạn bị nổi hạch bạch huyết thông qua các bài kiểm tra, xét nghiệm sau: 

  • Khai thác về tiền sử bệnh. Bác sĩ có thể muốn biết bạn bị nổi hạch từ khi nào và những triệu chứng khác kèm theo tình trạng này. Đồng thời, cũng tìm hiểu để đánh giá nguy cơ nổi hạch liên quan đến ung thư ở một số người. Ví dụ, tuổi trung niên hay tiền sử ung thư da là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư liên quan hạch bạch huyết.
  • Thăm khám lâm sàng để đánh giá đặc điểm, kích thước, khả năng di động của các hạch đang sưng to. 
  • Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, thận để xác nhận hoặc loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cơ bản như nhiễm trùng hay tăng bạch cầu đơn nhân. 
  • Chụp X-quang hoặc CT tại vị trí bị nổi hạch để xác định các nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc khối u (nếu có).
  • Sinh thiết hạch. Đây gần như là cách duy nhất để giúp xác định xem các hạch bạch huyết có phải bị “tấn công” bởi các tế bào ác tính hay không. 

Điều trị tùy theo nguyên nhân gây sưng hạch

Bị nổi hạch trên cơ thể: Vị trí và nguyên nhân

>>>>>Xem thêm: Những món bé không nên ăn sau chích ngừa để tránh biến chứng sau tiêm

Sau khi xác định được hiện tượng bị nổi hạch bạch huyết là do đâu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương ứng với nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như: 

  • Thuốc kháng sinh được kê toa để xử lý các ổ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tương tự, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus hay kháng nấm tùy vào tác nhân gây nhiễm trùng. 
  • Liệu pháp miễn dịch, glucocorticoid toàn thân được chỉ định nếu bạn bị nổi hạch do các bệnh lý rối loạn miễn dịch.
  • Tùy vào loại ung thư tại hạch hay di căn hạch mà việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. 
  • Trường hợp hạch bạch huyết sưng lên do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chuyển sang một loại thuốc khác.  

Chăm sóc tại nhà

Khi hạch bạch huyết sưng mềm và gây đau đớn, khó chịu, bạn có thể dùng một số thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hay naproxen để làm dịu bớt cơn đau. Đồng thời, để cho cơ thể nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại trạng thái khỏe mạnh thông thường. Một mẹo nhỏ để giảm đau khi bị nổi hạch là bạn có thể đắp một miếng khăn/gạc mềm được làm ấm lên vị trí hạch đang sưng đau. Cách này thường hữu hiệu trong giảm đau cấp và giảm sưng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *