Tình trạng nứt nẻ gót chân gây khó chịu, đau đớn, thậm chí là chảy máu cho nhiều người. Vì vậy, một số người thắc mắc bị nứt gót chân là thiếu chất gì. Thực tế, bên cạnh việc thiếu hụt vitamin, còn có nhiều nguyên nhân gây nứt nẻ gót chân như tuổi tác, da khô, thời tiết và chế độ ăn uống,… cũng ảnh hưởng gây nứt gót chân.
Bạn đang đọc: Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? 3 vitamin cần thiết bạn nên bổ sung ngay
Cùng đi sâu tìm hiểu bị nứt gót chân là thiếu chất gì qua bài viết của Kenshin.vn dưới đây!
Nội Dung
Nguyên nhân nứt gót chân
Trước khi tìm giải đáp cho câu hỏi bị nứt gót chân là thiếu chất gì, cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến gây nứt gót chân như:
- Da khô do cơ thể thiếu nước, thời tiết hanh khô
-
Thừa cân, béo phì
Đứng quá lâu, đặc biệt là trên sàn cứng
Đi giày và Sandal không phù hợp, không giữ đệm dưới bàn chân
Bệnh da liễu: Bệnh vẩy nến, dày sừng lòng bàn tay, viêm da dị ứng
>>> Đọc thêm: Vì sao bị nứt gót chân? 6 nguyên nhân nứt gót chân và cách chữa trị
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Vitamin B3
Vitamin B3 còn có tên là niacin. Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Vitamin B3 cũng là một chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại các gốc tự do cho da.
Khi cơ thể thiếu vitamin B3, bạn có nguy cơ mắc bệnh pellagra cao hơn. Bệnh pellagra thường xảy ra khi mức niacin (vitamin B3) trong cơ thể thấp. Một trong những triệu chứng của bệnh pellagra là da khô và có vảy, biểu hiện ở một số bộ phận của cơ thể, bao gồm cả gót chân.
Ngoài ra, điều đáng chú ý là bệnh pellagra thường ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bệnh pellagra có nhiều khả năng xuất hiện trên các bộ phận khác trước khi bạn phát hiện tình trạng bị tróc da dưới bàn chân.
>>> Đọc thêm: Bệnh Pellagra: Nguyên nhân và cách điều trị
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Vitamin E
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào và giúp duy trì tuổi thọ tế bào lâu hơn. Vì vậy, vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vitamin E có khả năng bảo vệ collagen trong da khỏi các quá trình sinh học liên quan đến lão hóa da, cũng như tác động làm khô da. Trong khi đó da khô có thể làm tăng nguy cơ bị tróc da dưới bàn chân, nứt nẻ gót chân.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin Covid-19 có được uống rượu bia không?
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Vitamin C
Vitamin C còn có tên gọi khác là axit L-ascorbic. Đây cũng là loại vitamin hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Hơn nữa, vitamin C có tác dụng kích thích sản sinh ra collagen, đây là loại protein chiếm 75% trọng lượng của phần hạ bì trên da. Cơ thể lưu trữ một lượng lớn vitamin C trong tế bào da để bảo vệ chúng khỏi tác hại của môi trường.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức vitamin C có xu hướng thấp hơn khi da bị lão hoá hoặc bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Vì vitamin C có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm da, nên tình trạng bị nứt gót chân cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin C.
Thông thường, tình trạng cơ thể thiếu vitamin C còn gây bệnh Scorbut (Scurvy) với các triệu chứng như:
- Da khô, có vảy
- Nứt, chảy máu trên da hoặc xung quanh nang lông
- Vết thương chậm lành
- Tóc khô
>>>>>Xem thêm: Uống rượu bia có nên tập gym không?
>>> Tham khảo thêm: Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì và cách xử lý tróc da tay
Gót chân bị nứt chảy máu phải làm sao?
Ngay sau khi tìm hiểu bị nứt gót chân là thiếu chất gì, bạn hãy bổ sung ngay các vitamin B3, vitamin E, vitamin C cho cơ thể để da vùng gót chân được mềm mại hơn:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B3: Sau khi biết bị nứt gót chân là thiếu chất gì, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3 bao gồm: gia cầm như ức gà và gà tây, thịt bò xay và gan bò, hải sản như cá ngừ, cá hồi và cá cơm, gạo lức, trái bơ, đậu lăng.
- Nguồn vitamin E bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn uống như: các loại dầu như dầu mầm lúa mì, dầu hạt phỉ, dầu hạt hướng dương và dầu hạnh nhân, các loại hạt như hạnh nhân, quả phỉ, cá hồi, trái bơ, xoài.
- Thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ và xanh, ổi, trái kiwi, bông cải xanh, dâu tây, quả cam, cải xoăn,…
- Dưỡng ẩm: bạn cần dưỡng ẩm thường xuyên 2–3 lần một ngày cho gót chân. Bạn có thể sử dụng đá tẩy tế bào chết để chà nhẹ lên vết chai, loại bỏ một số lớp da dày cứng trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
- Hạn chế tắm lâu: chỉ tắm trong 5-10 phút. Tắm quá lâu có thể làm khô da, khiến gót chân khô nứt trở nên tồi tệ hơn.
- Bảo vệ gót chân: Vào ban ngày, bạn có thể băng các vết nứt ở gót chân để tạo hàng rào bảo vệ, giảm đau, tăng tốc độ chữa lành và ngăn vi trùng xâm nhập vào da.
- Mang giày phù hợp: Tránh mang những đôi giày dép hở gót như dép xỏ ngón hoặc dép quai hậu, giày cũ mòn, giày không vừa vặn.
>>> Tìm hiểu: 10 cách trị nứt gót chân tại nhà giúp “hô biến” thành gót hồng
Hy vọng bạn đọc đã tìm được giải đáp bị nứt gót chân là thiếu chất gì, từ đó bổ sung các thực phẩm có chứa các vitamin kịp thời cho cơ thể để cải thiện tình trạng nứt nẻ gót chân của mình.