Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Trĩ là một trong những trải nghiệm khó chịu nhất mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Thế nhưng, nếu bị trĩ khi mang thai phải làm sao, mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để vừa tốt cho mẹ vừa không làm ảnh hưởng đến bé?

Bạn đang đọc: Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Mang thai là một giai đoạn đẹp của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng không lường trước được. Một trong số đó là khả năng bị trĩ khi mang thai. Bà bầu bị trĩ rất thường gặp với tỷ lệ khoảng 20 – 25% và đa phần các trường hợp bị trĩ khi mang thai đều không bị trĩ trước đó.

Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng bị trĩ khi mang thai cũng như những thắc mắc phổ biến như chữa bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào, thuốc bôi trĩ cho bà bầu nên dùng ra sao…

Tại sao bà bầu hay bị trĩ? Dấu hiệu nhận biết bị trĩ khi mang thai

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị phình lên bên trong trực tràng. Có rất nhiều “thủ phạm’ gây nên tình trạng bị trĩ khi mang thai như:

  • Tử cung mở rộng, phát triển gây ra nhiều áp lực lên trực tràng. Áp lực này khiến các thành tĩnh mạch sưng và mở rộng làm cho tĩnh mạch bị giãn và sưng to.
  • Lưu thông máu: Lưu lượng máu di chuyển đến vùng chậu bị tụ lại khi thai nhi tiếp tục phát triển bên trong tử cung.
  • Táo bón: Một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng bị trĩ khi mang thai. Bà bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ có thể khiến phân bị cứng lại và kích thích các cơ trực tràng khi đi tiêu.
  • Triệu chứng đặc trưng giúp bạn dễ nhận biết nếu bị bệnh trĩ khi mang thai là:

    • Chảy máu trực tràng: Mẹ bầu bắt đầu thấy có máu xuất hiện trong lúc đi đại tiện. Đây là dấu hiệu cho thấy trĩ đã bước đầu cản trở đường đi của phân.
    • Đau, khó chịu và ngứa hậu môn khi mang thai: Khi mẹ bầu ngồi xuống, nếu có cảm giác đau nhói ở phần hậu môn thì nguyên nhân có thể là do bệnh trĩ đã và đang phát triển bên trong trực tràng.

    Bầu bị trĩ phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu không dùng thuốc

    Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp giúp bạn xoa dịu cơn đau

    Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

    >>>>>Xem thêm: Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

    Để thoát khỏi nỗi ám ảnh do bị trĩ khi mang thai, bạn có thể thử thực hiện cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản, an toàn sau:

  • Ăn uống hợp lý: Đa phần bà bầu bị trĩ là do táo bón. Do đó, để giảm nhanh các triệu chứng trĩ, bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ quả, đậu, các loại hạt, ngũ cốc…. Điều này sẽ làm cho bệnh trĩ ít có cơ hội phát triển và giảm các triệu chứng đau khi bệnh đã xuất hiện.
  • Tập các bài tập Kegel: Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu rất hiệu quả bởi những bài tập này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giúp giảm sự hình thành của trĩ bằng cách tăng lượng máu lưu thông qua vùng chậu.
  • Nằm nghiêng khi ngủ để giảm áp lực lên trực tràng (đây là vị trí ngủ được quy định trong thời kỳ mang thai). Tư thế ngủ lý tưởng nhất là nằm nghiêng về bên trái.
  • Thay đổi tư thế: Không nên ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế quá lâu mà hãy thay đổi thường xuyên. Nếu phải đi làm, thỉnh thoảng bạn có thể đứng lên và đi dạo trong văn phòng và uống nhiều nước.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau. Nếu bạn bị táo bón nặng thì không nên cố gắng đi tiêu. Nếu quá cố gắng có thể gây tổn thương đến những tĩnh mạch ở trực tràng.
  • Tắm nước ấm giúp thư giãn và giảm cảm giác khó chịu do trĩ gây ra. Nếu tình trạng bị trĩ khi mang thai quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên sử dụng các túi nước đá để làm dịu vùng hậu môn và giảm sưng tấy.
  • Kê gối: Mẹ bầu nên kê thêm gối mềm trước khi ngồi. Việc này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn không chỉ vùng dưới mà còn giảm áp lực cho phần lưng.
  • Dầu khoáng: Có tác dụng trong việc làm giảm các cơn đau, giúp mẹ bầu đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá cũng là cách rất phổ biến bởi lá diếp cá có khả năng kháng viêm, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc và giảm đau. Ngoài ra, trong lá diếp cá còn có hàm lượng quercetin và isoquercetin dồi dào, giúp làm bền tĩnh mạch hậu môn, ức chế sự phát triển của trĩ.

    Với cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu này, bạn có thể ăn lá diếp cá sống, hãm trà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì?

    Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, nhiều bà bầu bị trĩ nghĩ đến việc dùng thuốc nhưng lại băn khoăn không biết mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Theo các bác sĩ, với tình trạng bị trĩ khi mang thai, tốt nhất thai phụ vẫn nên thực hiện cách trị trĩ cho bà bầu tại nhà kể trên và nên tránh dùng thuốc. Nếu các biện pháp này không hiệu quả thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và được kê toa các loại thuốc trị trĩ cho bà bầu phù hợp.

    Nếu bạn bị trĩ nhẹ, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc bôi trĩ cho bà bầu. Các loại thuốc này thường có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm ngứa, sát khuẩn.

    Tuy nhiên, thuốc bôi trĩ cho bà bầu chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và bạn cũng không nên tự ý mua về dùng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian cho phép.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *