Theo Đông Y, sâm là một vị thuốc đại bổ, giúp bồi bổ ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Không chỉ vậy, sâm còn giúp hỗ trợ phục hồi, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy người bị tuyến giáp có uống sâm được không? Bị bệnh tuyến giáp uống sâm có tác dụng gì không?
Bạn đang đọc: Bị tuyến giáp có uống sâm được không? Liều dùng và cách sử dụng
Mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu bị tuyến giáp có uống sâm được không.
Nội Dung
Người bị tuyến giáp có uống sâm được không?
Bệnh tuyến giáp (thyroid disease) là tình trạng rối loạn về cấu trúc, chức năng của tuyến giáp, gây ra việc sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormon giáp. Từ đó có thể kéo theo các bệnh lý về tuyến giáp như: Bệnh suy giáp (bệnh viêm giáp Hashimoto), cường giáp (Basedow), bướu nhân tuyến giáp, u nang tuyến giáp lành tính, ung thư tuyến giáp. Trong khi đó, sâm được biết đến là một vị thuốc quý, giúp phục hồi, tăng cường và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư, u bướu…
Sâm hay nhân sâm (Panax Ginseng) chứa các thành phần hóa học như: Saponin, ginsenosides,… Trong đó, thành phần ginsenosides Rh2 (G‑Rh2) có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư. Điều thú vị nhất là Rh2 có thể hoạt động bổ sung hoặc hiệp đồng với các loại thuốc hóa trị trên tế bào ung thư. Đặc biệt, nó làm tăng mẫn cảm các tế bào ung thư đa kháng thuốc.
Vậy người bị bệnh tuyến giáp có uống sâm được không? Hay người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có uống sâm được không? Câu trả lời cho cả hai trường hợp này là có! Theo nhiều nghiên cứu, sâm được xem là một loại dược liệu quý giá ở Châu Á có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng sâm để hỗ trợ điều trị ung thư còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ, thời gian mắc bệnh, khả năng tiếp nhận của cơ thể.
Tác dụng của sâm đối với người bệnh tuyến giáp
Tác dụng của sâm đối với người bệnh tuyến giáp
Sâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus giúp ngăn ngừa các loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm
Bên cạnh đó, trong sâm còn chứa các thành phần khác như: Kali, natri, vitamin B1, vitamin B2, B12, vitamin C và axit folic, sắt cùng các axit béo và các axit amin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, chống lão hóa…
Đối với người bệnh tuyến giáp, việc uống sâm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế quá trình phát triển của virus gây bệnh nhờ vào các thành phần chính như đã đề cập.
Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm đối với bệnh suy tuyến giáp trên chuột đều cho thấy sâm có tác dụng hỗ trợ việc cải thiện rối loạn chức năng nội tiết tố tuyến sinh dục và giảm stress oxy hóa đi kèm với bệnh suy giáp ở chuột thông qua việc loại bỏ các gốc tự do.
Tìm hiểu thêm: Cải xoăn: Siêu thực phẩm cho mọi độ tuổi
>>>>>Xem thêm: Nấm da đùi
Cách sử dụng sâm cho người bị bệnh tuyến giáp
Để sử dụng sâm đúng cách, đúng liều lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số gợi ý về liều lượng và cách dùng dưới đây.
Liều dùng
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày, hạn chế dùng quá 3g mỗi ngày. Ban đầu bạn nên sử dụng nhân sâm với liều lượng thấp và tăng dần theo thời gian.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Do đó, tùy vào vấn đề sức khỏe đang gặp phải mà bạn có thể trao đổi với bác sĩ/ thầy thuốc để biết liều lượng dùng thích hợp.
Cách sử dụng
Có nhiều cách sử dụng để sâm phát huy hết tác dụng như:
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sâm
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp có uống sâm được không, bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.
- Sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người kê đơn.
- Theo Đông Y, bạn không nên tự ý kết hợp sử dụng cùng lúc nhiều loại dược liệu với nhau. Điều đó có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
- Những đối tượng không nên sử dụng sâm: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc, bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch, bất thường về rối loạn đông cầm máu, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị chuyên khoa…
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, ăn uống đầy đủ và sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Kết luận
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết để có thể giải đáp thắc mắc “bị tuyến giáp có uống sâm được không”. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu hơn về tác dụng cũng như cách sử dụng sâm trong việc điều trị bệnh.