Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tai hai bên là tình trạng cả hai bên tai đều bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Không phải tất cả trường hợp bị viêm tai hai bên đều nguy hiểm hơn viêm tai một bên. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm tai hai bên thường có phần nghiêm trọng hơn.

Bạn đang đọc: Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể thúc đẩy quá trình phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.

Triệu chứng khi bị viêm tai hai bên

Các triệu chứng của viêm tai hai bên khá giống với viêm tai một bên. Tuy nhiên, chúng lại có xu hướng nghiêm trọng hơn nhiều. Chúng bao gồm:

  • Đau tai
  • Khó ngủ
  • Tai chảy dịch
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sốt kéo dài trên hai ngày
  • Suy giảm thính lực

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, biểu hiện của viêm tai thường là:

  • Khóc dai dẳng
  • Thể hiện sự khó chịu, đặc biệt là khi nằm
  • Chán ăn
  • Co giật tai (đây cũng có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe khác)
  • Sốt kéo dài và tái phát liên tục

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Khi bị viêm tai, bạn nên đến thăm khám tại bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài liên tục trong hơn 24 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy mủ hay chảy máu từ một hoặc hai bên tai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nếu nhận thấy các dấu hiệu của viêm tai ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ lớn, bạn nên đưa bé đi thăm khám nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 24 giờ, đặc biệt là khi trẻ sốt và chảy dịch từ tai.

Nguyên nhân gây viêm tai hai bên

Vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai. Bên cạnh đó, nếu bạn đã hoặc đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn cũng có thể có nguy cơ bị viêm tai.

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đối với trẻ nhỏ, các khối mô Adenoids lớn phía sau mũi có thể làm tăng khả năng viêm tai hai bên. Ngoài ra, viêm tai một bên cũng có khả năng phát triển thành viêm tai hai bên.

Biến chứng của viêm tai hai bên

Suy giảm thính lực là biến chứng ngắn hạn và phổ biến nhất khi bạn bị viêm tai hai bên. Tuy nhiên, biến chứng này sẽ nhanh chóng kết thúc khi tai bạn hết viêm.

Bên cạnh đó, theo Medical News Today, viêm tai hai bên kéo dài hoặc tái phát có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Các vấn đề về thính giác: Các cấu trúc bên trong tai bị tổn thương có thể gây mất thính lực ở các mức độ khác nhau.
  • Thủng màng nhĩ: Biến chứng thủng màng nhĩ thường xảy ra khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Phần màng nhĩ bị tổn thương có thể hồi phục trong một vài tuần.
  • Chậm nói và chậm phát triển: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất thính lực kéo dài do viêm tai hai bên có thể đối mặt với tình trạng chậm nói và chậm phát triển.
  • Viêm nhiễm diện rộng: Cũng như các căn bệnh viêm khác, viêm tai hai bên có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ thức khuya có nguy cơ béo phì? 4 giải pháp giúp trẻ ngủ sớm

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chẩn đoán viêm tai hai bên

Đầu tiên, để chẩn đoán viêm tai hai bên, các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và các triệu chứng của bạn. Tiếp đến, bác sĩ sẽ xem xét cả hai bên tai bằng dụng cụ ống soi tai. Thông qua dụng cụ này, bác sĩ có thể xác định các dấu hiệu của viêm như đỏ, sưng và dịch ở sau màng nhĩ.

Bên cạnh ống soi tai, các bác sĩ cũng có thể sử dụng đèn soi khí nén để kiểm tra khả năng đáp ứng của màng nhĩ trước áp lực. Nếu màng nhĩ không đáp ứng với áp lực do dụng cụ này tạo ra, có khả năng phía sau tai bạn đang có hiện tượng tụ dịch.

Phương pháp điều trị khi bị viêm tai hai bên

Nếu bệnh viêm tai một bên có thể tự hồi phục sau một thời gian thì viêm tai hai bên lại cần được điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị viêm tai hai bên thường là:

Kháng sinh

Viêm tai hai bên do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin. Ngược lại, thuốc kháng sinh lại không có tác dụng đối với viêm tai do virus.

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ống thông khí màng nhĩ

Trẻ bị viêm hai tai tái phát có thể được yêu cầu phẫu thuật lắp ống thông khí màng nhĩ. Những chiếc ống này sẽ giúp thông khí tai giữa và ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng.

Một số loại ống thông khí màng nhĩ được gắn vào tai trong khoảng 12 tháng rồi tự rơi ra ngoài. Trong khi đó, các loại ống khác sẽ nằm lại trong tai lâu hơn và phải phẫu thuật để tháo bỏ.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ có tác dụng giảm bớt cơn đau cho người bệnh. Chúng không có tác dụng điều trị tình trạng viêm tai hai bên.

Các biện pháp giúp khắc phục viêm tai tại nhà bao gồm:

  • Chườm ấm: Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn ấm để chườm lên vị trí tai bị viêm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) có thể làm giảm tình trạng đau do viêm. Các loại thuốc giảm đau phổ biến là acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin IB). Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi cho trẻ dùng các loại thuốc này. Đặc biệt, bạn không nên cho bé uống thuốc aspirin, bởi nó có thể là tác nhân gây ra hội chứng Reye ở trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai hai bên

Rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm:

  • Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa cảm lạnh và cúm
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị ốm
  • Tránh để trẻ dùng chung đồ dùng với người khác
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết, chẳng hạn như vắc xin phòng tránh bệnh cúm
  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ cung cấp các kháng thể giúp chống lại tình trạng viêm tai
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khi cho ăn
  • Tránh để trẻ bú bình khi đang ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen này có thể làm tăng nguy cơ viêm tai, xoang, trào ngược axit và ho.

Bị viêm tai hai bên: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Peptit natri lợi niệu não

Viêm tai hai bên sẽ thuyên giảm sau điều trị vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể kéo dài hơn 10 ngày nếu liệu pháp kháng sinh không được thực hiện đầy đủ. Do đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để viêm tai được chữa trị triệt để.

Dung Nguyễn / Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *