Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, đặc trưng bởi những cơn đau ở ngón chân cái (1). Bệnh có thể kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khi tiến triển sang giai đoạn mạn tính (1, 2). Khi đó, không chỉ khớp mà cả thận cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những biến chứng của bệnh gout (1).

Bạn đang đọc: Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

Vậy, bệnh gout ảnh hưởng như thế nào đến thận? Đâu là giải pháp cho người bị bệnh thận và bệnh gout? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Gout và những giai đoạn phát triển của bệnh

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu quá cao (2, 3). Quá trình tích tụ này không diễn ra đột ngột mà thay vào đó, sẽ tiến triển từ từ qua 4 giai đoạn, bao gồm: (2, 3)

  • Giai đoạn 1: hàm lượng axit uric trong máu tăng nhưng không gây triệu chứng (3).
  • Giai đoạn 2: cơn gout cấp bùng phát đột ngột, thường xảy ra ở ngón chân cái và kéo dài 5 – 7 ngày rồi thuyên giảm (3, 4).
  • Giai đoạn 3: axit uric tiếp tục lắng đọng trong máu và xung quanh khớp nhưng không có biểu hiện rõ ràng như khi bùng phát cơn gout cấp tính (3).
  • Giai đoạn 4: bệnh gout trở thành mạn tính, thường mất khoảng 10 năm và đặc biệt phổ biến ở những người không được điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu (3).

Những biến chứng của bệnh gout trên thận

Khớp không phải là bộ phận chịu thương tổn duy nhất khi gout tiến vào giai đoạn mạn tính (3). Lúc này, biến chứng của bệnh gout còn có khả năng ảnh hưởng đến cơ quan hoặc bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như thận (3).

Sỏi thận do gout

Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

Ảnh: Shutterstock.com – 706192516

Ở khoảng 15% người mắc bệnh gout, sự hình thành của những tinh thể urat có gai nhọn từ lượng axit uric dư thừa trong máu sẽ gây nên sỏi thận (5). Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trong đường tiết niệu, bao gồm cả thận, và thường gây đau ở một bên bụng hoặc đau hông lưng (5).

Đôi khi, một số loại thuốc trị bệnh gout bằng cách tăng bài tiết axit uric qua thận cũng góp phần hình thành tinh thể urat tại đây (5). Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc giảm nồng độ axit uric và có biểu hiện bị sỏi thận (như đau hông lưng), hãy lập tức thông báo với bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị khác phù hợp hơn (5).

Bệnh thận mạn do gout

Các hạt sỏi thận do gout không chỉ gây tổn thương tại chỗ vì hình thể sắc nhọn mà còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận (5). Một nghiên cứu cho thấy biến chứng của bệnh gout trên thận có thể làm tăng nguy cơ thận giảm khả năng lọc (độ lọc cầu thận xuống thấp hơn 10mL/ phút/ 1,73m2) và chỉ số creatinin huyết thanh (chỉ số đánh giá chức năng thận) cao gấp đôi bình thường (6).

Nếu kéo dài, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính hoặc thậm chí là suy thận (2, 5). Cũng theo nghiên cứu trên, bệnh nhân gout có nguy cơ mắc bệnh thận mạn cao hơn 29% (gần 1/3) và tăng 210% (hơn gấp đôi) nguy cơ suy thận so với những bệnh nhân không mắc bệnh này(6).

Điều trị bệnh gout bằng thuốc NSAIDs cũng có thể gây tổn thương thận

Thuốc NSAIDs được dùng trong điều trị bệnh gout với mục đích đẩy lùi các triệu chứng khó chịu (đau khớp đi kèm sưng viêm) do cơn gout cấp đem lại (3, 7). Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid này vì đôi khi, chúng có nguy cơ gây suy giảm chức năng thận (8).

Tìm hiểu thêm: Cắt bỏ tuyến cận giáp

Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh
Ảnh: Shutterstock.com – 407442121

Nguyên nhân là do các NSAIDs giúp giảm đau và kháng viêm bằng cách ức chế một chất gọi là prostaglandin. Trong khi đó, chất prostaglandin này lại có vai trò giúp giãn mạch máu nhỏ ở thận, tăng máu nuôi thận và giúp thận lọc hiệu quả hơn (9). Vì vậy, việc dùng NSAIDs lâu dài gây giảm prostaglandin có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận cấp tính hoặc thậm chí là suy thận mạn tính (8).

Thực tế, tác dụng phụ của thuốc giảm đau kháng viêm không steroid trên thận rất hiếm (10). Đôi khi chúng chỉ xuất hiện thoáng qua và thường hồi phục khi bạn ngừng sử dụng thuốc (10). Mặc dù vậy, bạn cũng không nên xem nhẹ vấn đề này vì tỷ lệ phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng từ thuốc NSAIDs trên thận sẽ tăng cao nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như: (10)

  • Bệnh nền: đái tháo đường, suy tim…
  • Lớn tuổi
  • Tiền sử rối loạn chức năng thận

Ngoài ra, một tác dụng phụ thường gặp khác của nhóm thuốc NSAIDs là tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh thận (11, 12).

Làm thế nào để sống cùng gout và bệnh thận?

Khi các biến chứng của bệnh gout trên thận xảy ra, việc điều trị, kiểm soát bệnh có thể khó khăn vì lúc này, bạn sẽ cần áp dụng các biện pháp an toàn và hiệu quả cho cả 2 vấn đề trên, chẳng hạn như: (13)

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Thông thường, cơ chế hoạt động của thuốc NSAIDs không chọn lọc truyền thống ức chế 2 loại men gồm: (14)

  • Men COX-1: tham gia vào quá trình tổng hợp các prostaglandin chịu trách nhiệm điều hòa các chức năng sinh lý của nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như niêm mạc dạ dày hoặc thận (9, 14).
  • Men COX-2: liên quan đến tình trạng viêm gây đau (14).

Như vậy, khi dùng thuốc NSAIDs không chọn lọc trị bệnh gout, chức năng hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng do thiếu hụt men COX-1 (14). Trong trường hợp này, thuốc NSAIDs chọn lọc chỉ ức chế men COX-2 có thể được sử dụng để thay thế (14).

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc NSAID chọn lọc COX-2 đều giống nhau. Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm chọn lọc COX-2 vẫn có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận (14). Ngoài ra, một số loại thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 cũng ảnh hưởng huyết áp và góp phần dẫn đến bệnh thận (12, 15). Vì vậy, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến bệnh thận hoặc có tăng huyết áp, hãy thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn các loại thuốc phù hợp và không làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận hoặc gây tăng huyết áp (15).

Kiểm soát huyết áp, đường huyết và cân nặng

Chỉ số huyết áp, đường huyết cũng như cân nặng có mối liên hệ mật thiết với cả bệnh gout lẫn bệnh thận (12, 16, 17, 18). Do đó, một trong những bí quyết sống khỏe cùng gout và những biến chứng của bệnh trên thận chính là kiểm soát tốt các chỉ số này (13). Bạn có thể:

Biến chứng của bệnh gout trên thận: Hiểu để phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Ăn thịt gà có bị sẹo lồi không? Giải đáp từ góc nhìn khoa học

Ảnh: Shutterstock.com – 785170252
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối, đồ ngọt và các loại thịt đỏ cũng như hải sản (12, 16, 18). Bạn có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về thực đơn hàng ngày cho người bị gout và bệnh thận (13).
  • Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia (12, 16, 18).
  • Cố gắng tập thể dục mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút (13).

Nhìn chung, các biến chứng của bệnh gout trên thận có thể khiến việc điều trị căn bệnh viêm khớp này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết (13). Mặc dù vậy, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học kết hợp với việc sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ vẫn có thể giúp bạn tiếp tục tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

PP-CEL-VNM-0479

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *