Bạn đã từng cân nhắc tiêm botox và filler để trẻ hóa da mà không cần phải phẫu thuật? Nhiều người vẫn nghĩ botox và filler giống nhau nhưng thực chất đây là hai phương pháp thẩm mỹ khác nhau đấy! Hiểu rõ tiêm botox là gì, tiêm filler là gì sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định nên tiêm filler hay botox!
Bạn đang đọc: Botox và filler: Cân nhắc kỹ trước khi bạn làm đẹp
Phụ nữ luôn có khát khao làm đẹp nhưng đồng thời cũng rất sợ những ảnh hưởng của dao kéo. Phương pháp tiêm botox và filler ra đời với mục đích khắc phục các khiếm khuyết trên cơ thể bạn mà không phải can thiệp phẫu thuật chuyên sâu. Hãy cùng tìm hiểu rõ bản chất của botox và filler để bạn có thể chọn được phương pháp thẩm mỹ phù hợp nhất cho mình nhé.
Nội Dung
Những điều bạn nên biết về botox
Botox là gì?
Botox là một dạng chất độc từ vi khuẩn có thể gây tử vong ở liều lượng lớn nhưng một lượng nhỏ có thể được sử dụng để loại bỏ nếp nhăn an toàn. Botox được biết đến như một loại thuốc chuyên dụng có thể giúp giảm nếp nhăn, vết chân chim ở khu vực quanh mắt hay ở trán.
Botox hoạt động dựa trên cơ chế khóa các tín hiệu thần kinh ở vùng cơ, nơi được tiêm botox. Khi các tín hiệu thần kinh này bị gián đoạn, vùng cơ bị ảnh hưởng sẽ tạm thời bị bất hoạt hay tê liệt. Không có sự chuyển động của các cơ này trên mặt, một số nếp nhăn nhất định sẽ mờ dần và từ từ bị loại bỏ hoàn toàn.
Công dụng của botox là gì?
Botox chỉ tác động trên các nếp nhăn xuất hiện do chuyển động của cơ, hay còn gọi là nếp nhăn động. Đây là các nếp nhăn hình thành khi bạn thực hiện các biểu cảm trên mặt như cười, nhăn mặt, cau mày… Khi còn trẻ, da còn đàn hồi tốt nên sẽ trở lại tình trạng ban đầu, còn khi lớn tuổi, da sẽ bị lão hóa và các biểu cảm trên mặt sẽ làm bạn xuất hiện nếp nhăn.
Botox có thể điều trị nếp nhăn động phổ biến nhất là ở nửa trên mặt, khu vực nếp nhăn dọc giữa lông mày, các lằn ngang trên trán và các vết chân chim xung quanh mắt.
Botox không phải là liệu pháp vĩnh viễn. Thông thường, hiệu quả xóa nếp nhăn của botox sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng.
Để duy trì tác dụng xóa nếp nhăn, bạn phải lặp lại quá trình tiêm botox theo lịch yêu cầu trị liệu của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.
Cân nhắc điều gì trước khi tiêm botox
Tiêm botox, filler có ảnh hưởng gì không? Theo Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (APS) cho biết phương pháp tiêm botox là an toàn và thống kê cho thấy đã có khoảng 6,7 triệu người thực hiện tiêm botox vào năm 2015. Vì tác dụng của botox sẽ giảm dần theo thời gian nên khả năng “trẻ hóa da” chỉ mang tính tạm thời.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý vì trong một số trường hợp, bạn có thể gặp một số rủi ro không mong muốn khi tiêm botox như:
Tiêm botox có thể không có tác dụng trong một số trường hợp do kháng thể chống lại chất độc trong botox. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở mức ít hơn 1% đối với những ai lặp lại liệu trình tiêm botox.
Bạn không nên cọ xát hoặc massage vùng da đã tiêm botox. Việc này có thể làm botox lan ra vùng da xung quanh, làm các cơ bị chảy xệ và một số vấn đề khác.
Những điều bạn nên biết về filler
Tìm hiểu thêm: Top 5 sữa rửa mặt trị mụn cám giúp bạn sở hữu làn da xinh
Filler là gì?
Filler còn được gọi là chất làm đầy da là một nhóm bao gồm nhiều chất được sử dụng để tiêm vào bên dưới bề mặt vùng da cần điều trị để làm đầy chỗ bị trũng. Một số chất làm đầy filler thường được sử dụng trong các quy trình thẩm mỹ phổ biến là:
• Radiesse: Radiesse cải thiện ngay bề mặt da chỉ sau một lần tiêm điều trị bằng cách kích thích cơ thể sản xuất collagen.
• Juvederm: Juvederm có thành phần chủ yếu là axit hyaluronic, tương tự với chất đường trong cơ thể nên nguy cơ xảy ra biến chứng là rất thấp.
• Restylane: Restylane là một dược chất thiên nhiên an toàn, không có nguồn gốc động vật, hoàn toàn phù hợp với cơ thể và sẽ phân hủy sinh học theo thời gian.
• Sculptra: Sculptra có thành phần chính là axit poly-L-lactic (PLLA), được xếp vào nhóm chất giúp kích thích sản sinh collagen có tác dụng lâu dài, hiệu quả trẻ hóa làn da có thể duy trì đến 2 năm.
Chi phí cho phương pháp tiêm filler có thể dao động nhiều ít tùy thuộc vào liều lượng chất làm đầy filler được tiêm.
Công dụng của filler là gì?
Những loại chất làm đầy khác nhau được thiết kế để điều trị các dấu hiệu tuổi tác khác nhau. Tùy thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng mà bạn sẽ nhận được các công dụng thẩm mỹ như:
- Làm đầy sẹo lõm
- Làm môi mỏng căng đầy
- Loại bỏ bọng mắt hoặc nếp nhăn bên dưới mắt
- Làm đầy các nếp nhăn tĩnh ở vùng mặt dưới, từ cánh mũi trở xuống
Cân nhắc khi tiêm filler
Filler an toàn nhưng bạn vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ sau đây:
- Phát ban, ngứa hoặc nổi mụn
- Da bị đỏ, bầm tím, chảy máu hoặc sưng
- Tế bào da bị chết do giảm lưu thông máu
- Cảm giác thấy được chất làm đầy ẩn dưới da
- Tổn thương da gây ra vết thương, nhiễm trùng hoặc sẹo
- Các vấn đề về thị lực, một số trường hợp có thể gây mù mắt
- Nhiều chỗ tiêm có thể không cân xứng hay chất làm đầy bị vón cục
Để hạn chế biến chứng xảy ra, filler phải không chứa các chất gây hại hay kích ứng đối với cơ thể, hàm lượng endotoxin không vượt quá quy chuẩn, không gây phản ứng đào thải, hay sưng viêm, đau nhức quá mức, không chứa nhiều dư lượng BDDA.
Hạt filler phải được sản xuất trong môi trường vô trùng, đảm bảo độ tinh khiết đồng nhất với độ nhớt, độ đàn hồi đúng chuẩn và khi tiêm vào ít đau, đồng thời kiểm soát được thời gian và tác dụng lâm sàng.
Cách phân biệt botox và filler
Dù là chọn tiêm filler hay botox, yếu tố quan trọng nhất vẫn là thực hiện tiêm đúng vị trí và đúng liều lượng. Tuy đều có cùng tác dụng làm đẹp nhưng những khác biệt của hai phương pháp này là điều bạn vẫn nên lưu ý để không bị nhầm lẫn.
>>>>>Xem thêm: U tiết glucagon (glucagonoma)
Cho đến nay, botox và filler vẫn là hai phương pháp làm đẹp phổ biến được chị em phụ nữ quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để vừa làm đẹp vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Cũng như các phương pháp thẩm mỹ khác, rủi ro với botox và filler vẫn là điều không thể tránh khỏi nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện nhé.
Tuyết Trinh Kenshin.vn