Bụng dưới cứng là tình trạng mà rất nhiều người trong chúng ta thường gặp phải nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Bạn đang đọc: Bụng dưới cứng là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu chung
Bụng dưới cứng là tình trạng gì?
Bụng dưới cứng là tình trạng các cơ ở vùng bụng phía dưới rốn bị căng cứng. Lúc này, bạn sờ hoặc ấn vào sẽ thấy bụng dưới phình to, căng cứng. Tình trạng bị cứng bụng dưới rốn có thể kèm theo cơn đau và gây cảm giác căng tức, khó chịu.
Triệu chứng cứng bụng dưới có thể không quá đáng ngại, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng mà bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với tình trạng bụng dưới cứng
Một số trường hợp sẽ chỉ có hiện tượng cứng bụng đơn thuần. Nhưng thông thường, khi vùng bụng dưới căng cứng sẽ kèm theo cơn đau. Đau trở nên nghiêm trọng hơn khi có một bàn tay ấn vào vùng bụng. Đôi khi, nếu chỉ chạm hoặc sờ thấy bụng dưới to và cứng sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng nhưng lại không gây đau.
Nếu bạn bị đau cứng bụng dưới khi chạm vào và phải cố siết chặt các cơ để tránh bị đau nhiều hơn, thì có nhiều khả năng là do tình trạng vật lý bên trong cơ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Bụng dưới cứng có thể đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Bụng to
- Ói mửa.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hãy đi thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn bị đau cứng bụng dưới khi bị chỉ ấn nhẹ, hoặc tình trạng bụng dưới căng tức, khó chịu kéo dài trên 1 ngày.
Cứng bụng dưới cần được trợ giúp y tế khẩn cấp nếu xảy ra cùng với đau bụng nặng, phân lẫn máu, buồn nôn và nôn nghiêm trọng, sụt cân…
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến bụng dưới cứng là gì?
Tìm hiểu thêm: Niềng răng có phải nhổ răng không? Khi nào cần nhổ, khi nào không?
Các nguyên nhân khiến vùng dưới bụng cứng có thể bao gồm:
- Áp xe bên trong bụng
- Viêm ruột thừa, bệnh Crohn
- Hiện tượng giả tắc ruột
- Thủng ruột già
- Tổn thương vùng bụng
- Viêm phúc mạc
- Chấn thương vùng chậu
- Ở phụ nữ có thể do lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hay là phản ứng bình thường của cơ thể trước mỗi kỳ kinh nguyệt (hội chứng tiền kinh nguyệt)
- Khối u ở buồng trứng, tử cung, đại – trực tràng hoặc mạc treo ruột
- Mang thai
- Táo bón
- Tâm lý căng thẳng.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán nguyên nhân khiến bụng dưới cứng?
Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng, sờ vào vùng bụng dưới cứng và hỏi thêm về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, họ có thể tiến hành khám phụ khoa (đối với phụ nữ) và/hoặc khám trực tràng để tìm ra nguyên nhân.
>>>>>Xem thêm: Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Bên cạnh đó, một số các xét nghiệm khác có thể được tiến hành bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đại tràng
- Nội soi dạ dày
- Rửa phúc mạc
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chụp X-quang bụng
- Chụp X-quang ngực.
Những phương pháp điều trị tình trạng bụng dưới cứng
Bạn có thể sẽ không được phép dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho đến khi được chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân chính xác và có lời giải đáp cho vấn đề bụng cứng là bị gì, vì thuốc giảm đau đôi khi sẽ che giấu triệu chứng của bạn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng bụng dưới cứng mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ điều trị khi bụng căng cứng kèm theo cơn đau nghiêm trọng và bạn không thể chịu đựng được.