Các bệnh về da đầu có thể gây biến chứng hoặc gây tình trạng tóc rụng nhiều ở nam giới. Biết cách nhận diện bệnh về da đầu sẽ giúp phái mạnh kịp thời tìm cách ngăn chặn hoặc chữa trị trước khi bệnh trở nặng.
Bạn đang đọc: Các bệnh về da đầu ở nam giới: Nhận diện sớm, ngăn chặn nhanh!
Bên cạnh tình trạng hói đầu, nam giới cần nhận biết được các bệnh về da đầu phổ biến khác để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây cản trở không cần thiết lên sinh hoạt hàng ngày.
Nội Dung
1. Hói đầu
Bệnh hói đầu dễ nhận thấy khi tóc mọc không cân đối và có nhiều mảng tóc rụng ở khu vực thái dương hoặc đỉnh đầu.
Hói đầu có yếu tố di truyền. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hormone sinh dục DHT (dihydrotestosterone) – một trong những hormone chịu trách nhiệm biểu hiện những đặc điểm sinh học ở phái nam. DHT khiến các nang tóc co lại theo thời gian, rút ngắn tuổi thọ của mỗi sợi tóc, khiến tóc rụng nhiều gây ra mảng trống trên da đầu.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ, khoảng 25% nam giới bị hói đầu do di truyền sẽ bắt đầu rụng tóc trước 21 tuổi. Bên cạnh đó, 66% đàn ông bình thường ở độ tuổi 35 xuất hiện tình trạng tóc rụng và 85% phái nam bị rụng tóc đáng kể ở tuổi 50.
Trong một số trường hợp, bệnh hói đầu có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng hoàn toàn trên da đầu (alopecia totalis) hoặc rụng lông toàn thân (alopecia universalis). So với các bệnh về da đầu khác, rụng tóc không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của người mắc.
Bạn có thể quan tâm: Rụng tóc ở nam giới: Nguyên nhân cùng 5 mẹo ngăn ngừa từ thiên nhiên
2. Gàu
Gàu ở nam giới là một trong các bệnh về da đầu thường gặp. Đây là sự tích tụ của lớp da chết bị bong ra trên da đầu. Bình thường, mỗi người đều có những lượng gàu nhất định. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra gàu mà có thể coi đó là tình trạng tự nhiên của cơ thể hay là bệnh lý.
Lý do gây gàu không do bệnh lý bao gồm:
Do da nhờn
Ở tuổi dậy thì, tuyến bã tiết ra nhiều chất nhờn làm tăng sự xuất hiện của gàu. Sau 2 ngày không gội đầu, người có da đầu nhờn thường thấy những vảy trắng, mỏng, ẩm ướt, sờ vào thấy nhờn xuất hiện gây ngứa ngáy, khó chịu.
Do khô da
Gàu do khô da hay xuất hiện khi không khí lạnh. Lúc này, những mảng da khô sẽ bong ra, gây ngứa. Vảy gàu do da khô thường nhỏ và ít nhờn hơn vảy gàu do da nhờn.
Do lạm dụng dầu gội
Gội đầu quá thường xuyên hoắc dùng dầu gội có tính tẩy mạnh sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da đầu. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm ký sinh trên da đầu phát triển và gây gàu. Biểu hiện là da đầu ngứa, có nhiều gàu trắng, nhỏ, vụn, đôi khi kèm theo rụng tóc.
Do ít gội đầu
Việc không gội đầu thường xuyên cũng gây ngứa và có nhiều gàu trên da đầu. Nguyên nhân là do tế bào chết tích tụ cùng với mồ hôi làm bít tắc lỗ nang lông tạo thành các vảy, gây bít tắc các lỗ chân lông khiến da không thể hít thở, Lâu dần, tình trạng này sẽ gây ra gàu.
Bạn có thể quan tâm: 4 sai lầm trong cách trị gàu khiến da đầu bị gàu dai dẳng không dứt.
3. Các bệnh về da đầu: Viêm da tiết bã
Một trong những nguyên nhân gây gàu do bệnh lý là bệnh viêm da tiết bã. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy da đầu ửng đỏ và tiết nhiều dầu. Triệu chứng phổ biến khác của bệnh viêm da tiết bã là sự xuất hiện của các vảy đỏ, nhờn ở các vùng da tiết nhiều dầu như phần giữa 2 lông mày, quanh mũi, sau tai, trước ngực và phía sau lưng.
Bệnh thường gặp ở những người có da hoặc tóc dầu, mụn trứng cá hoặc mắc bệnh vẩy nến. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm da tiết bã là căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, suy giảm miễn dịch…
4. Các bệnh về da đầu: Hắc lào (ringworm)
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì và lưu ý những gì?
Hắc lào là tình trạng nhiễm nấm ở da và móng. Đây cũng là một trong các bệnh về da đầu thường gặp ở môi trường nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhưng đối tượng có hệ miễn dịch kém (như trẻ em, người có chế độ ăn uống kém) có nguy cơ cao hơn.
Các sợi nấm do hắc lào sẽ gây bong da, tạo thành những vùng da có dạng vòng tròn, đóng vảy mỏng, đôi khi có vết sưng đỏ, gây ngứa. Bệnh có thể lây truyền sang người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng hơn, có thể kèm theo rụng tóc hoặc gãy tóc.
5. Viêm nang lông
Viêm nang lông chủ yếu xuất hiện ở da mặt hoặc da đầu. Đây là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở nang lông (túi chứa chân lông). Bệnh do vi khuẩn (thường là tụ cầu) tìm cách xâm nhập vào nang lông từ khu vực nhiễm trùng gần đó. Các nang cũng có thể bị kích ứng do cạo râu, trang điểm hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác. Một số người bị viêm nang lông sau khi ngâm mình trong bồn nước nóng.
Biểu hiện bệnh thường là xuất hiện các mụn nhỏ, có mủ trên da đầu hoặc da mặt. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu nguyên nhân là do cạo râu, tẩy lông hoặc nhổ, bạn cần ngưng những việc làm này trong vài tuần để lông có thể phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho vùng da bị ảnh hưởng được sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo.
6. Các bệnh về da đầu: Bệnh vảy nến
>>>>>Xem thêm: Có nên ăn cay khi cho con bú? Sữa mẹ có bị ảnh hưởng bởi món cay?
Tình trạng da này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường khởi đầu với biểu hiện bong da ở trên đầu. Vảy nến được xem là bệnh mãn tính. Vảy hình thành trắng mủn như khảm xà cừ, bong nhiều hoặc có thể đóng thành lớp dày. Nền da phía dưới đỏ hoặc có thể sần lên kèm theo ngứa.
Bạn có thể điều trị bệnh vảy nến bằng kem/thuốc mỡ chứa steroid hoặc dùng dầu gội chứa hắc ín/axit salicylic. Lựa chọn khác là sử dụng liệu pháp tia cực tím (chiếu tia UV lên da để làm chậm sự phát triển của tế bào da). Trường hợp nặng hơn có thể cần dùng thuốc uống hoặc tiêm.
Bạn có thể tham khảo: Cách chữa vảy nến bằng ánh nắng mặt trời, tốt hay xấu?
Hy vọng qua bài viết này, phái nam đã nắm được các bệnh về da đầu phổ biến để có cách nhận biết và bảo vệ sức khỏe tốt hơn, giúp các chàng thêm tự tin thể hiện bản lĩnh trong cuộc sống.