Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

Rửa tay là một hoạt động vệ sinh cần thiết đối với tất cả chúng ta để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus gây bệnh. Việc rửa tay có thể trở thành một thói quen lành mạnh kéo dài suốt đời nếu bạn dạy trẻ rửa tay ngay từ khi còn nhỏ, lý tưởng nhất là ở lứa tuổi mầm non. Nếu bạn thắc mắc các bước rửa tay cho trẻ mầm non cần được thực hiện như thế nào, bài viết sau của Kenshin.vn sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết dạy trẻ rửa tay đúng cách.

Bạn đang đọc: Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

Có thể nói, thói quen rửa tay đúng cách và đúng khuyến nghị sẽ giúp gia đình bạn khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ bị ốm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về việc giúp con phát triển và duy trì thói quen rửa tay hàng ngày nhé!

Vi khuẩn lây lan qua những con đường nào?

Trước khi tìm hiểu chi tiết các bước rửa tay cho trẻ mầm non, việc nhận thức được vi khuẩn lây lan qua đường nào sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động rửa tay đối với người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Có thể nói, một số vi khuẩn hoặc virus rất dễ lây lan từ người sang người hoặc thậm chí là từ các bề mặt lây sang người, đặc biệt là khi bạn:

  • Chạm vào mắt, mũi và miệng bằng bàn tay chưa rửa
  • Chuẩn bị thực phẩm hoặc ăn uống với bàn tay chưa rửa
  • Chạm vào các bề mặt hoặc đồ vật có vi khuẩn trú ngụ trên đó
  • Hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay và sau đó chạm tay người khác hoặc các bề mặt, đồ vật thông thường.

Nói tóm lại, chỉ cần bạn hoặc trẻ tiếp xúc với bề mặt hoặc tay người chứa vi khuẩn, virus; sau đó không rửa tay mà lại chạm vào mắt, mũi và miệng thì có thể nhiễm bệnh một cách dễ dàng. Điều này đã giải thích vì sao mà các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bạn không nên xem nhẹ thói quen rửa tay. Nói cách khác, duy trì thói quen này chính là cách tốt nhất để giúp cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ bị ốm.

Bạn nên yêu cầu, nhắc nhở trẻ rửa tay khi nào?

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

Thông qua việc nhận biết một số con đường lây lan của vi khuẩn và virus, bạn nên yêu cầu và nhắc nhở trẻ rửa tay ở những thời điểm như:

Trước khi:

  • Ăn
  • Chạm vào miệng, mắt hoặc mũi
  • Chạm vào vết cắt hoặc vết xước.

Và sau khi:

  • Đi vệ sinh
  • Chơi với thú cưng hoặc một số động vật khác
  • Chạm vào đồ ăn hay vật dụng của thú cưng hoặc vừa mới chăm sóc chúng
  • Vui chơi ngoài trời
  • Tiếp xúc hoặc ở gần người bị ốm
  • Chạm vào hoặc tiếp xúc với rác thải.

Hướng dẫn chi tiết các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Dạy trẻ rửa tay từ khi còn nhỏ là điều rất quan trọng để giúp con duy trì thói quen lành mạnh này về lâu dài. Về cơ bản, bạn nên ưu tiên việc cho trẻ rửa tay với xà phòng và nước hơn là dùng các loại dung dịch rửa tay khô hoặc dùng khăn giấy ướt lau tay. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về các bước rửa tay cho trẻ mầm non. Bạn và bé có thể thực hiện cùng nhau để việc dạy trẻ rửa tay trở nên hiệu quả hơn:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch, nước ấm hoặc lạnh đều được. Sau đó tắt vòi nước và thoa xà phòng lên tay.
  • Bước 2: Xoa hai bàn tay với nhau để tạo bọt từ xà phòng. Tạo bọt và rửa kỹ mu bàn tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay.
  • Bước 3: Bạn và bé hãy cùng chà rửa tay trong ít nhất 20 giây. Tuy nhiên, bạn không cần phải bấm hẹn giờ vì có một phát hiện thú vị đó là thời gian rửa tay lý tưởng sẽ có độ dài bằng với việc hát 2 lần bài hát chúc mừng sinh nhật. Đương nhiên, bạn không nhất thiết phải hát bài hát này mà có thể cùng con ngân nga một bài hát khác mà bé yêu thích, chẳng hạn như bài ‘năm ngón tay ngoan” nhé! 
  • Bước 4: Rửa lại tay thật kỹ dưới vòi nước sạch. Sau đó tắt vòi nước.
  • Bước 5: Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc có thể để hai tay khô tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm: Phải dạy con rửa tay đúng cách từ bây giờ để phòng chống virus Corona (2019-nCoV)

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng các dung dịch rửa tay khác

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bạn bị căng thẳng và stress quá mức

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non – Làm đúng để giúp con khỏe mạnh!

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng cúm B khác gì với cúm A?

Đôi khi, bạn không thể cho trẻ rửa tay bằng nước và xà phòng, chẳng hạn như khi đang di chuyển bằng các phương tiện giao thông, thì một số dung dịch như gel rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn hoặc cồn ít nhất 60% có thể hữu ích trong việc làm sạch tay. Các bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng các dung dịch này có thể được thực hiện đúng cách như sau:

  • Bước 1: Cho một lượng gel hoặc dung dịch vào lòng tay của trẻ. Bạn có thể đọc trên nhãn sản phẩm để biết lượng chính xác.
  • Bước 2: Yêu cầu trẻ xoa hai bàn tay vào nhau.
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ xoa gel/dung dịch rửa tay lên khắp các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay khô. Quá trình này thường mất khoảng 20 giây.

Hầu hết các dung dịch rửa tay hiện nay đều đem đến hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, các loại dung dịch này vẫn có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như:

  • Không loại bỏ được tất cả vi khuẩn
  • Nước rửa tay có thể vệ sinh kém hiệu quả khi tay bạn nhiều dầu mỡ
  • Nước rửa tay có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi tay như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.

Mách bạn bí quyết dạy trẻ rửa thành công, giúp con duy trì thói quen lành mạnh

Rửa tay là hoạt động vệ sinh đơn giản nhưng với trẻ nhỏ, việc duy trì thói quen này hàng ngày có thể không dễ dàng. Nếu bạn cũng đang băn khoăn làm sao để dạy con rửa tay hiệu quả và giúp con duy trì thói quen này thì đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

  • Bạn nên là “tấm gương”: Ngoài việc dạy trẻ rửa tay, chính bạn cũng nên thực hành thói quen này thường xuyên để làm “tấm gương” giúp trẻ học hỏi. Bạn có thể rửa tay cùng con trước khi ăn, sau khi làm việc hoặc chơi cùng con để giúp trẻ ghi nhớ và hiểu rằng rửa tay là điều rất quan trọng để giúp trẻ khỏe mạnh.
  • Bạn cần kiên nhẫn: Đối với trẻ nhỏ, việc duy trì thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách sẽ cần có thời gian. Vì vậy, ba mẹ cần kiên nhẫn và luôn hỗ trợ con khi cần thiết.
  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên: Trẻ nhỏ thường ham chơi và chưa ý thức được nhiều về sự quan trọng của việc rửa tay hàng ngày. Do đó, trong thời gian đầu ba mẹ có thể sẽ phải quan tâm sát sao và thường xuyên nhắc nhở con rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào vật nuôi… để đảm bảo con duy trì được thói quen vệ sinh lành mạnh, không chỉ ở hiện tại mà còn giúp ích về lâu dài khi trẻ đã trưởng thành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *