Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Bên cạnh việc dùng thuốc vẫn có nhiều cách giúp chữa trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu tại nhà như dùng tinh dầu, bổ sung vitamin C… 

Bạn đang đọc: Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ảnh hưởng đến đường tiết niệu bao gồm bàng quang (viêm bàng quang), niệu đạo (viêm niệu đạo) hoặc thận (nhiễm trùng thận). Hầu hết trường hợp, UTI có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vậy đâu là những cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu và các cách phòng ngừa bệnh là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bạn có thể quan tâm:

Các cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu đầu tiên thường là dùng kháng sinh. Bác sĩ sẽ dựa vào loại vi khuẩn và sức khỏe tổng thể của bạn để quyết định loại thuốc kháng sinh và thời gian dùng thuốc.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu nhẹ

Bác sĩ thường chỉ định một số thuốc sau:

  • Trimethoprim và sulfamethoxazole 
  • Fosfomycin 
  • Nitrofurantoin
  • Cephalexin
  • Ceftriaxone

Nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolones thường không được khuyên dùng cho các bệnh nhiễm trùng tiểu nhẹ. Những loại thuốc này bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin…. Rủi ro của những loại thuốc này thường lớn hơn lợi ích khi điều trị UTI không biến chứng.

Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận phức tạp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc fluoroquinolone nếu không có lựa chọn nào khác.

Thông thường, các triệu chứng UTI sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Nhưng bạn có thể cần tiếp tục dùng kháng sinh trong một tuần hoặc hơn và hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn đang khỏe mạnh và bị nhiễm trùng đường tiểu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị một đợt điều trị ngắn hơn trong 1 đến 3 ngày tùy thuộc vào các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng nóng rát khi đi tiểu. Nhưng cơn đau thường biến mất ngay sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Kháng sinh liều thấp. Bạn có thể dùng chúng trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
  • Dùng một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục nếu nhiễm trùng đường tiểu có liên quan đến hoạt động tình dục.
  • Liệu pháp estrogen âm đạo nếu bạn đã đến tuổi mãn kinh.

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu nặng

Đối với nhiễm trùng nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch trong bệnh viện.

Các cách hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau, nhưng bạn có thể làm giảm sự khó chịu cho đến khi dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng bằng các cách sau:

  • Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn.
  • Tránh đồ uống có thể kích thích bàng quang như cà phê, rượu và nước có chứa nước cafein cho đến khi hết nhiễm trùng. Các loại nước này có thể kích thích bàng quang và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn..
  • Chườm ấm. Chườm ấm lên bụng để giúp giảm áp lực hoặc khó chịu ở bàng quang.

Các cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

1. Uống nhiều nước

Uống đủ nước là một trong những cách dễ nhất để giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Nước giúp các cơ quan đường tiết niệu loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả trong khi vẫn giữ được các chất dinh dưỡng và chất điện giải quan trọng.

Việc cơ thể uống đủ nước cũng làm loãng nước tiểu và tăng tốc quá trình đào thải nước tiểu, khiến vi khuẩn khó tiếp cận các tế bào lót các cơ quan tiết niệu, giúp giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm trùng.

Không có khuyến nghị nào về việc mọi người nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày, vì nhu cầu nước của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên theo trung bình, bạn nên uống ít nhất từ 6 – 8 ly (tương đương khoảng 1.5 – 2 lít).

2. Đi tiểu khi có nhu cầu

Việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp đào thải vi khuẩn khu trú trong đường tiết niệu một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, hành động này cũng làm giảm thời gian tiếp xúc của các vi khuẩn có mặt trong nước tiểu với các tế bào trong đường tiết niệu, hạn chế nguy cơ chúng bám vào và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Do vậy, bạn hãy luôn đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu để giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu UTI.

Xem thêm

Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà

3. Uống nước ép nam việt quất

Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Nước ép nam việt quất là một trong những cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu (UTI) từ tự nhiên khá an toàn và hiệu quả.Theo các chuyên gia, nước ép nam việt quất có chứa những hợp chất hữu ích với khả năng ngăn chặn các tế bào E.coli bám vào các tế bào trong đường tiết niệu. Bên cạnh đó, loại nước ép này còn dồi dào chất oxy hóa như polyphenol, để hỗ trợ kháng khuẩn và chống viêm.

Do vậy, nếu bạn thường xuyên nhiễm trùng đường tiểu, có thể thử uống 1 ly nước ép nam việt quất không đường hoặc dùng dạng sấy khô để phòng ngừa bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, lưu ý rằng uống quá nhiều nước ép này có thể tăng nguy cơ sỏi thận, gây khó chịu dạ dày, tiêu chảy, gây tăng đường huyết nếu dùng nước ép có đường.

4. Sử dụng men vi sinh

Một trong những cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu là dùng men vi sinh. Vi khuẩn có lợi, được gọi là men vi sinh, giúp giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh và hạn chế đến mức tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại.

Đặc biệt, một nhóm các chế phẩm sinh học có tên lactobacilli có thể giúp chữa nhiễm trùng đường tiểu UTI, ngăn ngừa tình trạng này bằng cách:

  • Ngăn chặn vi khuẩn có hại bám vào tế bào đường tiết niệu
  • Sản xuất hydro peroxide (một chất kháng khuẩn mạnh trong nước tiểu)
  • Giảm pH nước tiểu, tạo điều kiện kìm hãm vi khuẩn phát triển
  • Những người bổ sung lactobacillus trong khi dùng kháng sinh điều trị UTI có thể giúp gia tăng hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiết niệu.

    5. Bổ sung thêm vitamin C

    Tìm hiểu thêm: Món ăn vặt ngày Tết ăn cực ngon lại tốt cho sức khỏe

    Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

    Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn có thể axit hóa nước tiểu, giúp hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra.

    Xem thêm

    Nhiễm trùng tiểu ở nữ: Cần biết gì để điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

    6. Lau sạch vùng kín

    Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn từ trực tràng hoặc phân tiếp cận với niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập được vào trong niệu đạo, chúng có thể đi vào các cơ quan đường tiết niệu khác, từ đó dẫn đến nhiễm trùng.

    Do vậy, sau khi đi vệ sinh, bạn hãy dùng giấy để lau khô cẩn thận, nhất là ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

    7. Có thói quen vệ sinh tốt

    Quan hệ tình dục tạo điều kiện làm cho vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể và bên trong đường tiết niệu gặp được nhau. Vậy nên, hãy chú ý đến thói quen vệ sinh vùng kín để giúp giảm số lượng vi khuẩn có thể “ghé thăm” bạn trong khi giao hợp và các hành vi tình dục khác. Một số ví dụ bao gồm:

    • Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ
    • Sử dụng biện pháp tình dục an toàn, chẳng hạn như dùng bao cao su
    • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục, đặc biệt là bao quy đầu, trước và sau khi tham gia vào các hành vi tình dục
    • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục hoặc thay đổi bao cao su nếu chuyển từ quan hệ tình dục từ đường hậu môn sang quan hệ tình dục bằng đường âm đạo.

    8. Cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu bằng tinh dầu

    Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

    >>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu suy thận bạn nên biết

    Một cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu khác mà bạn có thể áp dụng là sử dụng tinh dầu bằng cách pha loãng với dầu nền để dùng ngoài da hoặc khuếch tán mùi hương vào trong không khí xung quanh. Tinh dầu được chứng minh có thể diệt khuẩn, đặc biệt là nhóm E.coli và Staphyloccocus. Các loại tinh dầu được gợi ý gồm:

    • Tinh dầu khuynh diệp
    • Tinh dầu nụ đinh hương
    • Tinh dầu rau mùi
    • Tinh dầu thì là
    • Tinh dầu húng quế

    Xem thêm

    Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Phòng khám Đa khoa Sim Med – Đặt lịch hẹn khám với BS.CKI Châu Hồ Minh Quân

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *