Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Ở người bình thường, insulin được tiết ra với số lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể và lượng thức ăn ăn vào. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường thì họ cần tiêm các loại insulin thay thế quá trình sinh lý này để kiểm soát đường huyết. Vậy hiện nay có các loại insulin nào trên thị trường và cách sử dụng ra sao? 

Bạn đang đọc: Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Hiểu rõ về các loại insulin và cách sử dụng sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết chặt chẽ và hạn chế các biến chứng xảy ra do dùng thuốc. 

Các loại insulin trong điều trị tiểu đường

Các loại insulin thường được phân loại theo thời gian khởi phát tác dụng và thời gian mà nó duy trì tác dụng trong cơ thể bệnh nhân. Dưới đây là các loại insulin được phân loại dựa trên hai tiêu chí này:  

  • Insulin tác dụng tức thời điển hình là insulin lispro (Humalog) có thời gian khởi phát tác dụng rất nhanh (trong 5-10 phút sau tiêm) và thời gian tác dụng kéo dài từ 3-4 giờ. Đây là loại insulin thường được dùng trước hoặc sau mỗi bữa ăn và cần kết hợp với các insulin có thời gian tác dụng dài hơn.  
  • Insulin tác dụng ngắn (regular insulin) bắt đầu có tác dụng trong vòng 30 phút sau tiêm và duy trì trong 5-8 giờ. Vì thế, loại insulin này thường được tiêm từ 30-60 phút trước ăn.   
  • Insulin tác dụng trung bình hay còn gọi là insulin bán chậm bao gồm các loại insulin như NPH hay Lente insulin. Loại insulin này cần 1-3 giờ để khởi phát tác dụng và có thể duy trì tác dụng đến 16-24 giờ sau tiêm. Vì thế, chúng có thể dùng để kiểm soát lượng đường trong máu qua đêm, khi đói và giữa các bữa ăn. 
  • Insulin tác dụng dài (tác dụng chậm) là các loại insulin cho tác dụng chậm nhưng tạo được hiệu ứng duy trì ổn định trong ngày với thời gian tác dụng kéo dài đến 24 giờ.  
  • Dạng hỗn hợp (mix) là dạng phối hợp giữa insulin tác dụng nhanh với insulin tác dụng bán chậm hoặc chậm hoặc giữa loại insulin tác dụng trung bình và tác dụng chậm để cho được hiệu quả tác dụng sau tiêm 30-60 phút và kéo dài 16-24 giờ.

Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Phân loại insulin theo cấu trúc cấu tạo

Bên cạnh việc phân loại theo thời gian khởi phát và thời gian duy trì tác dụng, các loại insulin còn được phân loại dựa theo cấu trúc của chúng. Theo đó, insulin gồm hai loại: 

  • Insulin người là loại insulin có chứa một chuỗi acid amin hoàn toàn tương tự insulin trong cơ thể.
  • Các chất tương tự insulin là các hoạt chất đã được thay thế một số nhóm acid amin để thay đổi đặc tính lý hóa và động học của quá trình hấp thu thuốc dưới da.

Bạn có thể xem thêm: Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này

Cách sử dụng các loại insulin trong điều trị tiểu đường 

Cách bảo quản và sử dụng các loại insulin an toàn 

Để đạt hiệu quả điều trị tốt đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh, các loại insulin cần được bảo quản đúng cách: 

  • Trước khi mở nắp, insulin có thể được bảo quản trong túi mát hay tủ lạnh ngăn mát và bạn cần lấy lọ insulin ra trước tiêm 30 phút vì insulin cần được tiêm ở nhiệt độ phòng.  
  • Sau khi mở nắp, insulin nên được sử dụng trong vòng 28 ngày. Lưu ý, không tiêm insulin đã hết hạn. 

Thời điểm và vị trí thích hợp để tiêm insulin 

Tìm hiểu thêm: Điều trị răng thưa như thế nào mới hiệu quả và giúp bạn lấy lại sự tự tin?

Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

Thời điểm và số lần tiêm insulin thích hợp trong ngày 

Bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết chính xác số lần tiêm insulin trong ngày. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường cần tiêm ít nhất là 2 mũi/ngày hoặc 3-4 mũi để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Thời điểm tiêm trong ngày cũng sẽ khác nhau ở các loại insulin, chẳng hạn như: 

  • Regular insulin hay các loại insulin có tác dụng dài cần được tiêm từ 15-30 phút trước bữa ăn. 
  • Insulin lispro hay các loại insulin tác dụng tức thời cho tác dụng nhanh chóng, có thể tiêm trong 15 phút trước bữa ăn. 

Vị trí thích hợp để tiêm insulin 

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về vị trí tiêm insulin trên cơ thể của bạn. Nhưng thông thường, tiêm gần dạ dày sẽ cho tác dụng nhanh nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tiêm vào đùi hay cánh tay. 

Lưu ý: Không tiêm vào vị trí có cục cứng hoặc tê. Đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các tác dụng phụ của insulin. 

Hướng dẫn tiêm insulin đúng cách

Các loại insulin và cách sử dụng trong điều trị tiểu đường

>>>>>Xem thêm: 6 loại thực phẩm gây mụn bạn nên tránh

Cách sử dụng lọ insulin và bơm tiêm insulin

Các bước để chuẩn bị trước tiêm:

  • Bước 1: Rửa sạch và làm khô tay trước khi tiêm insulin. 
  • Bước 2: Lấy nắp cao su của lọ thuốc ra và sát khuẩn bằng bông nhúng cồn. 
  • Bước 3: Tháo nắp nhựa của bơm tiêm và kéo ngược pít – tông của ống kim tiêm trở lại để hút một lượng không khí bằng với lượng thuốc cần tiêm (đã được tính toán trước đó dựa trên từng bệnh nhân). 
  • Bước 3: Đâm kim tiêm vào đầu cao su của lọ thuốc, đẩy lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ thuốc. Giữ nguyên kim trong lọ và dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt, kéo từ từ pít tông để lấy đủ lượng insulin theo chỉ định. Nếu có bọt khí, búng nhẹ vào ống tiêm để đẩy chúng ra ngoài. 

Kỹ thuật tiêm insulin: 

  • Bước 1:  Xác định vùng tiêm và làm sạch da vùng tiêm bằng bông nhúng cồn. 
  • Bước 2: Véo da bằng hai ngón tay để cố định và tiêm insulin dưới da theo một góc 90 độ hoặc đôi khi ở người gầy, có thể tiêm ở một góc 45 độ. 
  • Bước 3: Bơm thuốc từ từ cho đến khi hết thuốc trong bơm tiêm.
  • Bước 4: Rút kim, thả tay véo da, ấn nhẹ miếng bông vào vùng tiêm.

Lưu ý: Bảo quản kim và ống tiêm trong hộp cứng, tránh xa tầm tay trẻ em. Không bao giờ sử dụng lại kim tiêm hoặc ống tiêm.

Cách sử dụng các loại bút tiêm insulin

Bên cạnh các lọ insulin và bơm tiêm, hiện nay trên thị trường còn có các loại ống nạp vào bút tiêm hay bút tiêm có sẵn. Dưới đây là các bước để chuẩn bị bút tiêm insulin để sử dụng tại nhà: 

  • Lắc bút tiêm để đồng nhất.
  • Lắp mũi tiêm vào bút tiêm, tháo nắp lớn giữ lưu lại, bỏ nắp nhỏ của kim đi.
  • Vặn bút tiêm ở mức 2 đơn vị. Trước tiên, bơm hết 2 đơn vị này để loại bọt khí trong ống tiêm, cho đến khi có giọt nước ở đầu bút tiêm là được. 
  • Chọn mức liều insulin tương ứng và tiêm. Kỹ thuật tiêm ở bút tiêm tương tự như ở bơm tiêm insulin thông thường.

Trên đây là các thông tin về các loại insulin và cách sử dụng, hy vọng chúng hữu ích cho bạn trong quá trình kiểm soát đường huyết tại nhà nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *