Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Hiện nay, các phương pháp nâng mũi đã phát triển vô cùng đa dạng, giúp cải thiện đáng kể dáng mũi cũng như diện mạo tổng thể, từ đó mang lại sự tự tin cho tất cả mọi người. Nhìn chung, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn.

Bạn đang đọc: Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Mũi của người phương Đông có nhiều hình thái và kiểu dáng khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có những “nhược điểm” nhất định so với dáng mũi của người phương Tây. Cụ thể, sống mũi của chúng ta thường thấp hơn, phần giữa mũi hơi lõm xuống thay vì gồ lên. Đầu chóp mũi cũng thường tròn hơn và không rõ ràng. Bên cạnh đó, góc mũi môi của người phương Đông có xu hướng nhọn hơn, phần cánh mũi loe rộng hơn so với chiều cao của mũi.

Vì lẽ đó, một trong những phương pháp chỉnh hình thẩm mỹ phổ biến ở các nước Đông Á là nâng mũi để cải thiện hình dáng mũi cho thanh tao hơn. Ngày nay, những lựa chọn trong việc thay đổi kiểu dáng mũi rất đa dạng, giúp đáp ứng đúng nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Bài viết sau đây sẽ điểm danh và cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về các phương pháp nâng mũi đang được ưa chuộng.

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

1. Các phẫu thuật nâng mũi

Về cấu tạo giải phẫu mũi ở người châu Á nói chung, phần sụn bên trên và dưới tương đối kém phát triển hơn so với người phương Tây nên phần lớn phẫu thuật nâng mũi cần phải cấy ghép thêm. Sụn dùng để nâng mũi có thể là sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Với phương pháp chỉnh hình này, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao phần sống mũi, theo đó, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được đẩy cao đáng kể. Sụn nhân tạo thường được làm từ các vật liệu như silicon, Gore-Tex….Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ phía dưới chóp mũi để bóc tách một khoang nhỏ rồi luồn phần sụn nhân tạo vào dưới lớp da sống mũi. Sau khi chỉnh hình cân đối, vết mổ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Đường khâu nằm phía bên trong lỗ mũi nên không để lộ sẹo.

Đây là một lựa chọn nâng mũi khá phổ biến với những ưu điểm như đơn giản, chi phí vừa phải, quá trình và thời gian phẫu thuật nhanh chóng (chỉ kéo dài 45 – 60 phút)… Nâng mũi bằng sụn nhân tạo giúp giải quyết các vấn đề về kích thước mũi cũng như hình dáng của sống mũi một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, phẫu thuật cấy ghép sụn nhân tạo cũng có khả năng gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, lộ thanh sụn, lệch sống mũi, phản ứng của cơ thể với vật thể lạ và tổn thương da, mô mềm. Để giảm thiểu tối đa các biến chứng này, bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời lựa chọn vật liệu sụn nhân tạo phù hợp, chất lượng.

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Nâng mũi bằng sụn tự thân

Những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng sụn tự thân để nâng mũi giúp loại bỏ đáng kể tình trạng bị đào thải do cơ thể phản ứng với vật thể lạ. Các loại sụn thường dùng để nâng mũi là sụn tai, sụn vách ngăn mũi và sụn sườn.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm được rủi ro nhiễm trùng, có khả năng tương thích cao với mô cơ thể, từ đó đem đến kết quả tự nhiên và khả năng duy trì lâu hơn. Không những thế, ghép sụn tự thân cũng giảm đáng kể nguy cơ bị lộ thanh độn sống mũi so với khi ghép sụn nhân tạo. Nhiều chuyên gia nhận thấy, sử dụng sụn sườn có thể thay đổi hình dáng mũi trong những trường hợp phức tạp mà không để lại biến chứng nguy hiểm như khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Đồng thời, việc sử dụng sụn tự thân đã được chứng minh rất tốt để tái tạo hoặc củng cố hai bên mũi nếu phần này bị sụp hoặc yếu.

Ngày nay, để tối ưu hóa hiệu quả nâng mũi, các chuyên gia thẩm mỹ đã kết hợp cả 2 loại sụn nhân tạo và sụn tự thân vào trong cùng một phương pháp, gọi là nâng mũi bọc sụn. Theo đó, bác sĩ sẽ nâng cao sống mũi của bạn bằng sụn nhân tạo và bọc đầu mũi bằng sụn tự thân để tạo hình dáng mũi mới hoàn hảo nhất. Sự kết hợp này giúp khắc phục các khuyết điểm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo đơn thuần, đồng thời phát huy được các ưu điểm của sụn tự thân như:

  • Khắc phục được tình trạng lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi… sau phẫu thuật
  • Sử dụng sụn có độ tương thích cao với cơ thể nên dáng mũi duy trì được lâu
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng và tương đối an toàn
  • Do dùng sụn tự thân để bọc đầu mũi nên mũi sẽ đẹp, cao, thẳng và đầu mũi sẽ tự nhiên hơn
  • Phù hợp với những người có dáng mũi thấp, ngắn, da đầu mũi mỏng hoặc gặp biến chứng lộ sống, bóng đỏ do chỉnh sửa mũi trước đây

Nâng mũi tái cấu trúc

Nâng mũi tái cấu trúc được xem là một trong những phương pháp nâng mũi hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này thực chất bao gồm nhiều phẫu thuật can thiệp vào sâu bên trong cấu trúc mũi để sắp xếp và chỉnh sửa lại dáng mũi một cách toàn diện. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở toàn bộ cấu trúc mũi để tái định hình lại khung sụn đầu mũi, tiếp đến là nâng cao sống mũi và trụ mũi. Sụn tự thân và sụn nhân tạo thường được dùng phối hợp trong các trường hợp này.

Phương pháp nâng mũi tái cấu trúc hiện đang được quan tâm và ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm:

  • Khắc phục được các vấn đề ở nhiều vị trí trên mũi, bao gồm cả sống mũi, trụ mũi, đầu mũi, cánh mũi…nên phù hợp với những dáng mũi có nhiều khuyết điểm như mũi thấp, mũi bè, đầu mũi tròn, mũi lệch vách ngăn…
  • Chỉnh sửa tình trạng mũi biến dạng (như di chứng hở môi vòm miệng) do tai nạn hoặc các phẫu thuật hỏng trước đó. Đây là điều mà các phương pháp nâng mũi khác khó làm được.
  • Có khả năng tạo hình mũi đa dạng như S-line, L-line…đạt chuẩn tỷ lệ vàng
  • Độ thẩm mỹ cao
  • Hiệu quả gần như vĩnh viễn.

Đây là một phương pháp tương đối phức tạp và thay đổi toàn bộ cấu trúc mũi. Do đó, bạn cần tìm đến những cơ sở chất lượng với bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như thủng đầu mũi, nhiễm trùng, hình dáng mũi bị lệch, vẹo.

2. Các phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật

Ngày nay, trên thị trường cũng xuất hiện thêm nhiều phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật phù hợp cho các đối tượng không thể phẫu thuật hoặc chỉ muốn nâng mũi đơn giản, chỉnh sửa nhẹ ở đầu mũi. Theo đó, bác sĩ sẽ tiêm một chất liệu vào bên trong mũi để thay đổi hình dáng cho mũi, có thể là chỉ sinh học, chất làm đầy (filler) hay mỡ tự thân. Tuy đơn giản, nhanh chóng và ít xâm lấn hơn phẫu thuật nhưng hiệu quả của các phương pháp này lại không duy trì được lâu.

Nâng mũi bằng chỉ

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 12 tác dụng phụ của cấy que tránh thai để cân nhắc sử dụng

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?

Với phương pháp nâng mũi này, bác sĩ sẽ tiêm các sợi chỉ sinh học có khả năng tương thích cao với cơ thể vào bên trong sống mũi. Các sợi chỉ sinh học sẽ kích thích phản ứng chữa lành bên trong da, khiến cơ thể tập trung một lượng lớn collagen đến khu vực mũi. Điều này rất tốt trong việc cải thiện dáng mũi ngay cả khi chỉ đã tiêu biến. Sau 6 tháng đến 1 năm, các sợi chỉ sẽ hòa dần vào lớp da.

Tuy nhiên, như đã đề cập, so với các phương pháp phẫu thuật, thời gian duy trì của nâng mũi bằng chỉ thường không kéo dài, chỉ giữ được khoảng 1-2 năm. Đôi khi, tình trạng bị đùn chỉ có thể xảy ra hoặc tạo thành sẹo bên trong khiến các phương pháp phẫu thuật nâng mũi sau này (nếu cần) gặp khó khăn hơn.

Nâng mũi bằng filler

Tiêm filler (chất làm đầy) vào mũi chủ yếu giúp chỉnh sửa hình dáng tổng thể của mũi. Phương pháp này thường được lựa chọn cho những người muốn thay đổi kiểu dáng mũi mà không muốn chịu những rủi ro, chi phí cũng như thời gian nghỉ dưỡng dài như khi phẫu thuật nâng mũi. Loại chất làm đầy thường dùng là axit hyaluronic (HA) – chất làm đầy có thể dùng cho cả má và môi.

Mặc dù đơn giản và mang lại nhiều tiềm năng nhưng nâng mũi bằng filler vẫn là một phương pháp đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khéo léo. Nếu không, bạn có thể gặp phải những rủi ro đáng lo ngại, ví dụ như tắc mạch máu, nhiễm trùng, hoại tử da mũi. Hơn nữa, chất làm đầy dễ bị dịch chuyển theo thời gian nên cần phải tiêm bổ sung sau khoảng 1 – 1,5 năm.

Nâng mũi bằng mỡ tự thân

Nâng mũi bằng mỡ tự thân là một phương pháp đang được nhiều người chú ý vì tương đối an toàn, tốn ít chi phí hơn so với phẫu thuật, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở vị trí lấy mỡ hay kích hoạt phản ứng miễn dịch. Chất liệu dùng để nâng mũi là các mô mỡ được lấy từ chính bản thân bạn, thường là ở bụng hoặc đùi.

Thế nhưng, quy trình xử lý và tách mỡ tự thân tương đối phức tạp, cần đến bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, mỡ tự thân sẽ tiêu biến dần nên sẽ cần điều trị bổ sung sau một thời gian nhất định. Việc nâng mũi bằng mỡ tự thân cũng không giúp thay đổi toàn bộ hình dáng mũi.

Lưu ý khi lựa chọn các phương pháp nâng mũi

Tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ, điều kiện kinh tế và tình trạng mũi của mỗi người mà bác sĩ sẽ so sánh các phương pháp nâng mũi và tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất. Với những trường hợp cần chỉnh sửa nhiều khuyết điểm ở mũi, phẫu thuật nâng mũi tái  cấu trúc với sụn nhân tạo/ sụn tự thân là lựa chọn tốt hơn. Với các phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật, việc thay đổi cấu trúc như thu gọn cánh mũi sẽ không thực hiện được.

Ngoài ra, những kỳ vọng về một chiếc mũi như mong muốn của bạn đôi khi không phù hợp với tình trạng hiện tại. Nếu lựa chọn phương pháp nâng mũi không phù hợp, bạn dễ gặp phải các rủi ro không đáng có hay nặng hơn là những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện bất kỳ can thiệp nào.

Nâng mũi là phương pháp giúp cải thiện đáng kể dáng mũi của bạn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp cũng như tìm đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm để có được kết quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *