Các rối loạn tâm lý – tâm thần ở nam giới thông thường ít được chẩn đoán hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính nào.
Bạn đang đọc: Các rối loạn tâm lý đàn ông thường gặp
Những chuẩn mực xã hội có thể khiến mọi người nghĩ rằng đàn ông thì phải mạnh mẽ về mặt cảm xúc và tránh bộc lộ tính cách yếu mềm và dễ tổn thương. Do đó, nam giới có xu hướng không thừa nhận những gì họ đang trải qua và miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu về các rối loạn tâm lý đàn ông thường gặp và cách điều trị qua bài viết dưới đây!
Nội Dung
Rối loạn tâm lý – tâm thần ở đàn ông gì? Những đối tượng nam giới nào có nguy cơ gặp vấn đề về tâm lý?
Rối loạn tâm lý- tâm thần đàn ông là các hội chứng liên quan tới các vấn đề về tâm lý, tâm thần ở nam giới. Trong đó có một số rối loạn thường gặp như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn thích ứng hoặc các rối loạn về sử dụng chất,…Các biểu hiện có thể gặp như thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức và khó kiểm soát, hoảng sợ, mất hứng thú trong mọi việc, rối loạn ăn uống, trầm cảm, mất ngủ,…
Một số đối tượng ở nam giới có nguy cơ dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm lý- tâm thần như:
- Đàn ông từng đổ vỡ trong hôn nhân: Trầm cảm thường xảy ra phổ biến và trầm trọng hơn ở những người đàn ông đã ly hôn. Một nghiên cứu cho thấy độc thân là một nguyên nhân gây tự sát đáng kể ở nam giới. Các nghiên cứu về tự sát còn cho thấy rằng, nam giới sau li hôn có tỉ lệ tự sát cao hơn nữ giới.
- Nam giới mang gánh nặng tài chính và lo lắng về pháp lý: Áp lực và nỗi lo lắng về pháp lý hoặc tài chính có thể gây ức chế về sức khỏe tâm thần và làm tăng nguy cơ tự tử.
- Đàn ông lạm dụng rượu hoặc ma túy: Theo thống kê, nam giới có khả năng sử dụng trái phép chất kích thích và rượu cao hơn. Điều này có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe tinh thần. Các rối loạn tâm thần- hành vi do sử dụng các chất kích thích hiện tại đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt, hiện nay nghiên cứu cho thấy độ tuổi xuất hiện trầm cảm đang ngày trẻ hoá, nguyên nhân có thể là do các vấn đề về sử dụng và lạm dụng chất ngày càng nhiều ở giới trẻ.
- Nam giới có tiền sử gia đình gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần: Nam giới có nguy cơ mắc vấn đề tâm lý nếu gia đình từ xưa đã có người thân gặp các tình trạng tâm thần, bao gồm rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và tâm thần phân liệt,… Bên cạnh việc rối loạn các chất dẫn truyền trong não bộ, một trong những giả thiết được đặt ra về nguyên nhân của các rối loạn tâm lý, tâm thần có thể là do các yếu tố di truyền. Hiện nay, khoa học đã tìm ra và giải mã một số gene liên quan đến các rối loạn tâm thần.
- Nam giới đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống: Các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến trầm cảm và tự tử như bệnh tật hoặc gặp vấn đề về thể chất, xung đột với gia đình hoặc bạn bè.
>>> Đọc thêm: Bệnh trầm cảm ở nam giới: Nguyên nhân khiến bạn cảm giác trống rỗng
Các rối loạn tâm lý – tâm thần đàn ông thường gặp
Một số rối loạn tâm lý – tâm thần đàn ông thường gặp như:
Trầm cảm ở nam giới
Bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở nam giới. Theo thống kê của CDC cho thấy 5,5% nam thanh niên bị trầm cảm (trong đó phụ nữ ở cùng độ tuổi chiếm 10.4%). Tuy nhiên trầm cảm ở nam giới ít được chẩn đoán hơn so với nữ giới, vì các triệu chứng của rối loạn trầm cảm ở phái nam thường bị bỏ qua do họ thường có xu hướng ít chia sẻ và tìm kiếm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia và cố gắng tự tìm cách vượt qua.
Đàn ông và phụ nữ đều có một số triệu chứng trầm cảm khá giống nhau như:
- Tâm trạng buồn bã hoặc cáu kỉnh, đôi khi có thể biểu hiện bằng cảm giác vô vọng, trống rỗng.
- Mất tập trung, hay quên.
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Mất kết nối với với gia đình và bạn bè, có xu hướng thu rút lại, ít giao tiếp hơn.
- Rối loạn ăn uống: cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, thay đổi khẩu vị.
- Đau đầu, đau nhức cơ thể hoặc các vấn đề về tiêu hóa mà không có lý do. Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như hụt hơi, hồi hộp, vã mồ hôi, đi tiểu thường xuyên mà không tìm ra bệnh lý y khoa khác.
- Cảm giác tội lỗi, vô vọng hoặc vô dụng
- Mất động lực và hứng thú các hoạt động trong cuộc sống
- Có ý nghĩ, hành vi tự tử
Tuy nhiên khi đàn ông trầm cảm, họ có thể không khóc hoặc không bày tỏ cảm xúc của mình mà cố gắng che giấu các triệu chứng bệnh. Chính vì vậy mà đàn ông có thể dễ nổi giận, cáu gắt và tìm cách giải tỏa bằng rượu hoặc các chất kích thích khác.
>>> Tìm hiểu thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là tình trạng người bệnh thường cảm giác lo lắng quá mức, kéo dài về một hoặc nhiều vấn đề và khó kiểm soát được.
Một số loại rối loạn lo âu điển hình như:
- Rối loạn hoảng loạn
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Rối loạn lo âu lan toả (GAD)
- Rối loạn lo âu xã hội
- Rối loạn lo âu chia ly
- Ám ảnh sợ chuyên biệt
- Ám ảnh sợ khoảng rộng.
- Rối loạn lo âu do chất hoặc các bệnh lý y khoa khác.
Phụ nữ có khả năng chống chọi với rối loạn lo âu nói chung và rối loạn hoảng loạn nói riêng cao gấp đôi so với nam giới.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn nấm có ảnh hưởng gì đến mẹ lẫn con không?
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
PTSD là tình trạng tâm thần không ổn định, thường xuyên hồi tưởng lại trải nghiệm đau thương, những sang chấn trong quá khứ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 60% nam giới trải qua ít nhất một sự kiện đau thương trong đời (50% ở phụ nữ). Một số các sang chấn nam giới có khả năng gặp phải như:
- Tai nạn
- Bị hành hung
- Chiến đấu trong chiến tranh
- Thảm họa thiên nhiên
- Mất mát người thân, chứng kiến cái chết bi thương
Trong khi đó, phụ nữ có nhiều khả năng mắc PTSD khi bị tấn công tình dục hoặc lạm dụng tình dục thời thơ ấu.
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần về khí sắc- cảm xúc hay còn gọi lại rối loạn hưng – trầm cảm, gồm những giai đoạn có trạng thái cực kỳ hưng phấn với năng lượng cao xen kẽ với những giai đoạn trầm cảm. Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực ở nam giới bao gồm:
Giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, các triệu chứng kéo dài ít nhất 4 ngày (hưng cảm nhẹ) và 7 ngày (hưng cảm nặng):
- Có ý tưởng tự cao hoặc nặng hơn là các hoang tưởng tự cao.
- Dễ bị mất tập trung và phân tán chú ý.
- Nói nhiều hơn bình thường u hoặc áp lực buộc phải nói.
- Nhiều suy nghĩ, chủ đề xuất hiện trong đầu, thường được mô tả là các suy nghĩ chạy đua trong đầu.
- Giảm nhu cầu ngủ thậm chí không ngủ trong nhiều ngày liền.
- Thường gia tăng các hoạt động có mục đích như tăng các sở thích, lên nhiều kế hoạch, dự án,…
- Tham gia các hoạt động có rủi ro cao, chẳng hạn như mua sắm liên tục nhiều lần, cờ bạc hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Giai đoạn trầm cảm: các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần:
- Trầm buồn hầu hết mỗi ngày và hầu hết thời gian trong ngày.
- Giảm hoặc mất hứng thú.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn.
- Thay đổi cân nặng, khẩu vị, ăn ít hoặc nhiều hơn.
- Chậm chạp tâm thần vận động hoặc bồn chồn, bứt rứt.
- Mệt mỏi, mất năng lượng.
- Hay quên, mất tập trung, do dự, thiếu quyết đoán.
- Cảm giác vô vọng, tự ti, vô dụng hoặc tội lỗi quá mức.
- Suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Nam giới có thể gặp liên tục các vấn đề về công việc, tình dục, tiền bạc và các mối quan hệ. Nếu không được điều trị, nhiều bạn nam có xu hướng chuyển sang lạm dụng chất kích thích, hoặc thậm chí là nghĩ đến việc tự tử.
>>> Đọc thêm: Trầm cảm cười: Nỗi buồn ẩn sau nụ cười
Lạm dụng chất gây nghiện
Dữ liệu từ cuộc khảo sát gần đây cho thấy, nhìn chung nam giới trẻ tuổi có xu hướng lạm dụng ma túy nhiều hơn phụ nữ, bao gồm cần sa, chất gây ảo giác và thuốc giảm đau theo toa. Thêm vào đó, nam giới có tỷ lệ uống rượu bia cao hơn gần hai lần so với phụ nữ, và luôn có tỷ lệ tử vong và nhập viện liên quan đến rượu cao.
Việc tiêu thụ rượu và sử dụng chất kích thích ở nam giới được xã hội chấp nhận và thậm chí được coi là sự nam tính, nên nó ít được công nhận là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần nam giới.
Các phương pháp điều trị và ngăn ngừa rối loạn tâm lý- tâm thần ở đàn ông
Theo nghiên cứu, nhiều nam giới miễn cưỡng tìm kiếm và duy trì điều trị các vấn đề sức khỏe tâm lý- tâm thần, nhưng chúng ta cần nâng cao nhận thức hơn về tầm quan trọng của sức khoẻ tâm lý nam giới. Với các phương pháp điều trị dưới đây, các cánh mày râu có thể kiểm soát các triệu chứng và cải thiện tâm trạng của mình tốt hơn:
Tâm lý trị liệu
Liệu pháp tâm lý có thể giúp mọi người nhận ra các vấn đề tâm lý và tìm cách giải quyết, thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự huỷ hoại. Bạn cần tìm được nhà trị liệu và loại liệu pháp phù hợp với từng tình trạng bệnh. Các liệu pháp tâm lý sẽ được chỉ định tuỳ vào mức độ, giai đoạn bệnh hiện tại.
>>>>>Xem thêm: 25 điểm nhạy cảm trên cơ thể đàn ông và phụ nữ nên kích thích khi làm tình
Thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến những rối loạn tâm thần đó như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc hỗ trợ giấc ngủ,…Việc kê đơn sẽ được tiến hành sau khi đánh giá một cách toàn diện, cẩn thận và chẩn đoán được rối loạn tâm thần đang mắc phải.
Thông thường, tuỳ vào giai đoạn và mức độ bệnh, phương pháp trị liệu tâm lý hay dùng thuốc sẽ được chỉ định. Ví dụ trong rối loạn trầm cảm chủ yếu mức độ nhẹ, các phương pháp trị liệu tâm lý sẽ được ưu tiên sử dụng trước khi dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với trầm cảm từ mức độ trung bình trở lên, việc dùng thuốc là khuyến cáo hàng đầu trong các hướng dẫn điều trị trên thế giới.>>> Tìm hiểu thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn
Thay đổi lối sống để ngăn ngừa rối loạn tâm lý- tâm thần ở đàn ông
Thay đổi lối sống tích cực có thể đóng góp đáng kể vào sức khỏe tinh thần của mỗi người:
- Có một chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Tập thể dục đều đặn như tập gym, tập yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Quản lý căng thẳng thông qua thiền định để kiểm soát nhịp thở và tâm trạng mỗi ngày
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác
>>> Xem thêm: Thiền Vipassana-Nghệ thuật sống: Những lợi ích diệu kỳ của thiền
Rối loạn tâm lý- tâm thần ở nam giới có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn cũng như sự suy giảm về các chức năng nghề nghiệp, xã hội. Hãy cùng quan tâm và cân bằng cuộc sống, cảm xúc để từ đó có một sức khoẻ lạnh mạnh hơn. Và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khoẻ tâm thần khi bạn nhận ra các dấu hiệu trên.