Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Bạn đang đọc: Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường đang trở nên thông dụng hơn, khi mà số người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng.

Trong bài viết này, Kenshin.vn cung cấp cho bạn ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường, những ai nên thực hiện xét nghiệm này và giải đáp các thắc mắc liên quan.

Kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường dùng để làm gì?

Kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường có thể được sử dụng để nhận được sự tư vấn y tế sâu hơn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Xét nghiệm tầm soát không có mục đích chẩn đoán, kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu tại bất kỳ giai đoạn nào của xét nghiệm, bạn đang lo lắng hay không chắc chắn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Những xét nghiệm nào hiện có dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Các xét nghiệm sau đây đang được sử dụng để chẩn đoán hay phân biệt giữa các týp bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm peptide – Cho biết có bao nhiêu insulin được sản xuất.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói – Xác định đường huyết đói.
  • Kháng thể GAD – Giúp xác định bệnh tiểu đường týp 1 hoặc LADA.
  • Xét nghiệm HbA1c – Còn được biết đến là xét nghiệm A1C, cho biết tình hình kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Dung nạp glucose đường uống – Giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường hoặc đề kháng insulin.
  • Kiểm tra dấu hiệu tiểu đường týp 2 – Xác định nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

Bạn có nên thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo  đường?

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Nếu đang ở độ tuổi từ 40–74, bạn có thể kiểm tra sự hiện diện hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 và các vấn sức khỏe lâu dài thường gặp khác.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm tầm soát nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như đi tiểu nhiều, khát nước hoặc lơ mơ kéo dài.

Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích cho những người có một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường týp 2 như thừa cân hoặc béo phì, có thành viên gia đình bị tiểu đường týp 2.

Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường khi mang thai được tiến hành vào tuần 24–28 của thai kỳ. Trong trường hợp bạn bị tiểu đường ở lần mang thai trước, hãy cho bác sĩ biết để được kiểm tra vào tuần 16–18, nếu bất thường, hãy kiểm tra lần thứ hai ở tuần thứ 28.

Bạn nên làm gì nếu có kết quả dương tính khi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường?

Kết quả dương tính thường gợi ý chẩn đoán bệnh tiểu đường, tuy nhiên, nếu có nghi ngờ, bạn có thể kiểm tra lần thứ hai để xác nhận kết quả.

Nếu nằm trong phạm vi tiền tiểu đường khi kiểm tra, bạn nên được theo dõi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường kỹ hơn vào mỗi năm.

Bạn nên làm gì nếu có kết quả âm tính khi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường?

Kết quả âm tính với xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường là một tin tốt. Thế nhưng việc nhận thức được bệnh tiểu đường có thể phát triển trong cuộc sống sau này là quan trọng nên phải nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Bạn cũng được khuyến khích làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Liệu pháp miễn dịch: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư gan?

Sau đây là những thắc mắc mà mọi người thường đưa ra liên quan đến những xét nghiệm về bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường có chính xác không?

Không chính xác 100%.

Điều gì khiến xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường giảm hiệu quả?

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến các xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường. Chúng bao gồm dùng vitamin C (trong 24 giờ trước khi kiểm tra). Phụ nữ phải chờ đến khi hết kỳ hành kinh trước khi làm xét nghiệm.

Nếu kết quả là âm tính, tôi có khỏe mạnh không?

Như trên đã đếp cập kết quả xét nghiệm đái tháo đường không chính xác 100%. Do đó, nếu xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường cho kết quả âm tính, không chắc chắn rằng bạn đang khỏe mạnh. Hơn nữa, kết quả này không chắc chắn rằng bạn không có bệnh tiểu đường.

Tôi nên thay đổi gì nếu kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường là dương tính?

Nếu kết quả xét nghiệm tầm soát là dương tính, bạn nên hẹn gặp bác sĩ ngay. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu đã có kết quả âm tính trong xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường, tôi nên kiểm tra một lần nữa?

Theo các chuyên gia, những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cần được xét nghiệm bệnh đái tháo đường mỗi ba năm. Đối với những người không có triệu chứng bệnh thì được đề nghị nên kiểm tra mỗi 5 năm/lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *