Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, cần cấp cứu khi sốc phản vệ ngay lập tức. Phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tiếp xúc gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch của bạn có thể dẫn đến sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Bạn đang đọc: Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

Vậy, khi bị sốc phản vệ nên làm gì? Cấp cứu khi sốc phản vệ như thế nào nếu không kịp đưa đi bệnh viện trong thời gian ngắn? Đọc ngay bài viết này để học cách cấp cứu khi sốc phản vệ cũng như phương pháp làm sao để không bị sốc phản vệ nhé!

Các nguyên nhân của sốc phản vệ là gì?

Trước khi tìm hiểu làm gì khi bị sốc phản vệ hay cấp cứu khi sốc phản vệ như thế nào, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Nếu bạn đã bị phản ứng dị ứng, bạn sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ. Nhưng không phải tất cả các phản ứng dị ứng sẽ dẫn đến sốc phản vệ. Một vài phản ứng dị ứng có thể đặt bạn vào nguy cơ cần phải cấp cứu khi sốc phản vệ, bao gồm:

  • Dị ứng thức ăn với sữa, hải sản, đậu nành, trứng, đậu phộng và các loại hạt
  • Dị ứng với thuốc như penicillin
  • Côn trùng cắn hoặc chích.

Nguyên nhân gây ra dị ứng ít phổ biến hơn gồm:

  • Dị ứng cao su thiên nhiên (latex)
  • Hậu quả của cơn sốc phản vệ trước đây
  • Tập thể dục.

Mời bạn đọc tiếp những phần sau để biết cách xử lý khi bị sốc phản vệ và sốc phản vệ có cứu được không?

Triệu chứng sốc phản vệ là gì?

Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

Bị sốc phản vệ phải làm gì? Cách xử lý sốc phản vệ tại nhà ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, cần nhận biết những triệu chứng cần cấp cứu khi sốc phản vệ.

Người bị sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Có rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người là khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc. Các triệu chứng sốc phản vệ thông thường bao gồm:

  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Chảy nước mũi, hắt hơi
  • Miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng
  • Chân tay sưng
  • Ho
  • Chuột rút hoặc tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều.

Khi gặp phải một số triệu chứng sau, bạn cần được sơ cứu sốc phản vệ và cấp cứu ngay:

  • Khó thở hoặc thở khó chịu
  • Đau ngực hoặc tức
  • Huyết áp thấp
  • Mạch yếu và nhanh
  • Chóng mặt
  • Lẫn lộn.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30-60 phút vì các triệu chứng có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như:

  • Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng
  • Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Ví dụ, phát ban, sưng và ói mửa
  • Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ
  • Chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.

Những yếu tố nguy cơ nào gây sốc phản vệ?

Cùng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm này trước khi biết được cần làm gì khi bị sốc phản vệ và cách cấp cứu khi sốc phản vệ như thế nào.

Có một số yếu tố nguy cơ được biết đến khi gặp sốc phản vệ:

  • Di truyền có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng này. Điều này được cho là đặc biệt đúng với những người có tiền sử gia đình từng bị sốc phản vệ.
  • Bị dị ứng hoặc hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ.
  • Nếu bạn đã trải qua sốc phản vệ, bạn có nguy cơ cao sẽ gặp lại nó một lần nữa. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách tránh những yếu tố thúc đẩy mà bạn biết. Điều quan trọng là những người có nguy cơ và người thân của họ cần chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp có thể.
  • Bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng thường được tư vấn để mang theo một ống tiêm epinephrine tự động mọi lúc, và cần đảm bảo rằng người bệnh và thân nhân của họ biết làm thế nào để sử dụng đúng cách ống tiêm tự động để giúp họ trong trường hợp khẩn cấp. Đây là một thiết bị bao gồm một cây kim và ống tiêm với liều lượng thuốc đầy đủ. Khi tiêm thuốc này vào phần đùi trên, nó có thể làm chậm hoặc ngừng phản ứng dị ứng và có khả năng cứu sống người gặp phải.

Vậy, làm gì khi bị sốc phản vệ? Cấp cứu khi sốc phản vệ như thế nào? Câu trả lời ở ngay bên dưới!

Cấp cứu khi sốc phản vệ ra sao?

Sau khi đã tìm hiểu những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này, chắc hẳn bạn đang thắc mắc: “Khi bị sốc phản vệ nên làm gì? Sốc phản vệ có cứu được không?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc người xung quanh bạn đang bị sốc phản vệ, cách xử lý sốc phản vệ tốt nhất là tìm đến các biện pháp cấp cứu y khoa ngay lập tức. Các bước cấp cứu khi sốc phản vệ như sau:

  • Nâng cao chân người bị sốc phản vệ để giúp lưu thông máu.
  • Nếu người bệnh ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.

Thuốc dùng trong cấp cứu khi sốc phản vệ là gì?

Tìm hiểu thêm: 8 lỗi thường gặp khiến bạn dễ mất điểm trong nụ hôn đầu

Cách cấp cứu khi sốc phản vệ: Đừng để lỡ 30 phút “vàng”

>>>>>Xem thêm: 9 đặc điểm của phụ nữ hiện đại khiến đàn ông say đắm

Sau khi biết được cách sơ cứu khi bị sốc phản vệ, bạn cũng nên biết cách chữa sốc phản vệ bằng thuốc.

Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng cũng sẽ được cấp cứu khi sốc phản vệ bằng cách tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng. Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được sử dụng để điều trị sốc phản vệ. Chất này được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài. Sau khi tiêm, triệu chứng của người bệnh sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Nếu không, tiêm lần hai có thể là cần thiết. Bạn vẫn sẽ cần phải gặp bác sĩ để tiếp tục điều trị.

Như vậy, bạn đã biết được cần làm gì khi bị sốc phản vệ hay cách xử trí sốc phản vệ. Vậy, để không phải xử lý sốc phản vệ tại nhà, chúng ta nên làm sao để không bị sốc phản vệ? Cùng tìm hiểu vấn đề này ở phần tiếp theo.

Cách nào giúp bạn và người thân ngăn ngừa sốc phản vệ?

Sau khi biết được cách cấp cứu khi sốc phản vệ, bạn nên tìm hiểu biện pháp làm sao để không bị sốc phản vệ.

Cách dừng bị sốc phản vệ tốt nhất là tránh gây nên dị ứng bởi thực phẩm hoặc những thứ khác mà bạn đang bị dị ứng. Bác sĩ có thể giúp tìm nguyên nhân gây nên dị ứng của bạn bằng xét nghiệm đơn giản như nghiệm pháp da hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên để ngăn dị ứng. Tất cả sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng và sốc phản vệ.

Hãy học ngay cách xử lý khi bị sốc phản vệ cho chính mình và người thân để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *