Mỗi bước đi chập chững của con là niềm vui khôn xiết của bố mẹ. Lúc này, bạn cần chọn mua cho bé đôi giày phù hợp để hỗ trợ con đi lại.
Bạn đang đọc: Cách chọn giày cho trẻ tập đi và hình dạng bàn chân của bé
Chân có cấu trúc phức tạp gồm 26 xương và 35 khớp. Các khớp kết hợp với nhau và được hỗ trợ bởi các dây chằng. Trẻ em bắt đầu biết đi từ 8 – 18 tháng tuổi. Hầu hết trẻ mới biết đi đều có lòng bàn chân bằng hoặc bàn chân hướng vào bên trong vì cơ và dây chằng đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, bạn nên chọn giày phù hợp nhất với đôi chân của con.
Nội Dung
1. Cách chọn giày phù hợp cho trẻ
Cách chọn giày dép là một phần quan trọng giúp trẻ dễ dàng vận động và được bảo vệ. Không nên chọn những đôi giày dép có đế cứng và không bền, làm chân trẻ bị đau, bị phồng rộp, đi lại khó khăn. Trẻ mới biết đi thường không cần giày dép đến khi chúng đi lại được hai tháng, bạn cần sắm cho con giày để bảo vệ đôi chân khỏi những vật sắc nhọn.
Điều quan trọng là bạn vẫn cho trẻ đi chân đất thường xuyên để giúp con phát triển sự thăng bằng, phối hợp và dáng đi. Khi chọn giày dép, bạn cần chú ý về kích thước phải thật vừa vặn, bằng cách đo mỗi chân theo chiều dài và chiều rộng. Chân trẻ phát triển rất nhanh và kích cỡ giày cần thay đổi sau vài tháng. Giày dép quá chật có thể gây cản trở trẻ đi lại, móng mọc ngược hay viêm bao hoạt dịch ngón chân cái.
Một số lựa chọn tốt nhất trong việc chọn giày cho trẻ mới biết đi:
- Giày chắc chắn, thoải mái về cả chiều dài và chiều rộng
- Bao bọc ngón chân, không để các ngón chân lộ ra ngoài
- Giày đơn giản
- Hỗ trợ gót chân
- Nên có dây buộc hoặc miếng dán để giữ bàn chân lại, tránh tình trạng bàn chân trượt bên trong giày.
2. Nhận diện hình dạng bàn chân ở trẻ
-
Bàn chân bẹt
Lòng bàn chân bình thường có độ cong nhất định được hình thành bởi các cơ và dây chằng. Trong hai năm đầu đời, lòng bàn chân của bé ít có độ cong. Trẻ nhỏ có chân bẹt là bình thường do cơ yếu, miếng đệm chất béo lớn, dây chằng mắt cá chân lỏng lẻo khiến chân hướng vào trong.
Khi con đi lại thuần thục, các dây chằng và cơ sẽ tăng cường và miếng đệm ở vùng có độ cong không thể nhận thấy nữa. Khoảng 5 tuổi, lòng bàn chân của trẻ cong lên bình thường ở cả hai chân.
-
Bàn chân hướng vào trong
Nhiều trẻ mới biết đi có dáng đi giống chim bồ câu với một hoặc cả hai chân hướng vào trong. Trong hầu hết các trường hợp, đây chỉ đơn giản là một dấu hiệu của sự phát triển dáng bộ (cách đứng, đi, ngồi) và sự cân bằng. Vấn đề này không cần can thiệp y tế và sẽ tự khỏi sau 3 – 5 tuổi.
Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu chân hướng vào trong và không cải thiện, bạn hãy đưa con đến bệnh viện khám chuyên khoa để đánh giá đúng. Dấu hiệu này có thể liên quan đến một số vấn đề về khớp hông.
Bàn chân hướng ra ngoài
Tìm hiểu thêm: Nhiễm vi khuẩn HP là gì? Triệu chứng và các nguy cơ không thể xem nhẹ
>>>>>Xem thêm: Khám phá 6 loại viên lợi sữa phổ biến trên thị trường và những lưu ý khi sử dụng
Tình trạng này hiếm, khi đi, bàn chân của trẻ hướng ra ngoài, thường gặp ở trẻ sinh non. Ở hầu hết trường hợp, tình trạng này sẽ tự khỏi khi dáng đi và tự giữ cân bằng thuần thục hơn. Tuy nhiên, nếu quan tâm vấn đề này của con, bạn có thể đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
Dấu hiệu cho thấy bàn chân trẻ có vấn đề
Bạn nên gặp bác sĩ nếu lo lắng về hình dạng bàn chân hoặc cách đi lại của con khi thấy:
- Những ngón chân có hình dạng bất thường
- Móng chân mọc ngược gây đau
- Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái hoặc các dị dạng khác của bàn chân
- Cứng ở bàn chân
- Chân khập khiễng
- Trẻ cảm thấy đau khi đi lại hay bắt chéo chân khi đi
- Gặp các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân hướng vào trong hoặc hướng ra ngoài
- Bàn chân bẹt trên 5 năm
- Thay đổi đột ngột về dáng đi của trẻ
- Trẻ 2 tuổi mà không biết đi.