Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, nhiều người còn tìm hiểu về cách chữa gai gót chân bằng lá lốt để hạn chế các tác dụng phụ từ thuốc tây.

Bạn đang đọc: Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

Gai gót chân thường không gây ra triệu chứng nào đáng chú ý nhưng khi bạn bắt đầu nhận thấy cảm giác bất thường ở gót chân thì thường do tình trạng viêm gây ra (như viêm cân gan chân). Việc điều trị gai gót chân giống với điều trị viêm cân gan chân vì các triệu chứng đau ở gót chân thực chất là do viêm gây ra. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm và áp dụng các cách hỗ trợ bàn chân thì người bệnh có thể thử cách chữa gai gót chân bằng lá lốt để xoa dịu các triệu chứng đau, viêm, khó chịu.

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân là một gai xương phát triển nhô ra ngoài ở phía dưới gót chân, nơi xương gót chân nối với cân gan chân (một dải cơ chạy dọc dưới gan bàn chân đến ngón chân). Tình trạng gai này tiến triển theo thời gian. Hầu hết người bị gai gót chân không biết cho đến khi đến gặp bác sĩ vì triệu chứng đau gót chân.

Mặc dù gai gót chân và viêm cân gan chân thường liên quan đến nhau nhưng đó là hai tình trạng không giống nhau.

  • Viêm cân gan chân: xảy ra khi cân gan chân bị căng hoặc rách do vận động quá mức. Khi bị viêm, bạn có thể cảm thấy đau dữ dội từng đợt ở gót chân trong suốt cả ngày. Cơn đau thường giảm bớt khi bạn đi bộ nhưng sẽ phát lại nếu bạn ngồi rồi đứng dậy đi tiếp.
  • Gai gót chân: xảy ra như một phản ứng với tình trạng căng thẳng và viêm do viêm cân gan chân gây ra. Theo thời gian, cơ thể “đối phó” với tình trạng căng thẳng ấy bằng cách tạo thêm mô xương dẫn đến gai gót chân. Hầu hết mọi người không thấy đau do gai gót chân nhưng khi cảm thấy đau sẽ có cảm giác tương tự với viêm cân gan chân.

Thực hư về cách chữa gai gót chân bằng lá lốt

Thực chất, gai gót chân sau được hình thành sẽ tồn tại vĩnh viễn và cách duy nhất để loại bỏ nó là phẫu thuật cắt đi gai xương dư thừa này. Tuy nhiên, gai gót chân thường không gây đau, các triệu chứng người bệnh gặp phải thường là do viêm gân can chân nên bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị nguyên do dẫn đến đau gót chân thay vì phẫu thuật.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

Nếu bạn muốn xoa dịu các triệu chứng và ngăn ngừa gai xương tiến triển thêm, hãy thử cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Sử dụng lá lốt để chườm đắp bên ngoài có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng và viêm, làm giãn mạch, tăng lưu thông máu và thư giãn dây thần kinh. Khi dùng bên trong, loài cây này có tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn. Trong y học cổ truyền, lá lốt thường được dùng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh cơ xương khớp như tay chân lạnh, phong hàn thấp, đau lưng, đau nhức xương… Đối với gai gót chân, người bệnh dùng lá lốt có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng gặp phải như sưng, viêm, đau nhức ở gót chân.

Các cách hỗ trợ chữa gai gót chân bằng lá lốt

Dưới đây là một số cách chữa gai gót chân bằng lá lốt mà bạn có thể tham khảo áp dụng thử để xoa dịu những triệu chứng sưng, viêm bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chỉ định từ bác sĩ.

1. Ngâm chân với lá lốt

Ngâm chân trong nước lá lốt là một cách giúp chữa các triệu chứng gai gót chân như sưng, viêm hiệu quả. Bạn cần thực hiện như sau:

  • Rửa sạch và ngâm lá lốt trong nước muối 10 phút
  • Vớt lá lốt ra cho vào nồi chứa 2 lít nước, có thể thêm ít muối hột
  • Đun sôi trong 10 phút
  • Chắt lấy nước ra chậu và để nguội bớt
  • Cho chân vào ngâm trong nước lá lốt ấm khoảng 15-20 phút
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Dùng nước sắc lá lốt chữa gai gót chân

Uống nước sắc lá lốt giúp cải thiện các triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá lốt với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Cho lá lốt vào nồi, thêm 400ml nước
  • Sắc trong 20 phút rồi lọc lấy nước, bỏ bã
  • Uống nước sắc khi còn ấm hoặc chia thành 2 lần uống trong ngày

Uống nước sắc lá lốt hàng ngày trong 20 ngày sẽ cảm thấy các triệu chứng sưng, viêm thuyên giảm.

3. Cách chườm nóng lá lốt để chữa gai gót chân

Tìm hiểu thêm: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác nhân độc hại!

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt: có hiệu quả hay không?

>>>>>Xem thêm: Giảm cân 100% với các bài tập thể dục aerobic tại nhà

Dùng lá lốt chườm nóng khu vực bị gai gót chân có khả năng kích thích lưu thông máu, giảm tê bì, đau nhức cũng như xoa dịu triệu chứng sưng, viêm, tăng khả năng vận động. Bạn có thể thử áp dụng như sau:

  • Rửa sạch lá lốt, để ráo nước
  • Cho lá lốt và muối hột vào chảo, sao nóng trong 2 phút
  • Để bớt nóng rồi bọc hỗn hợp này vào trong khăn mềm
  • Dùng khăn bọc hỗn hợp lá lốt – muối chườm lên vị trí bị đau nhức
  • Khi hỗn hợp bên trong nguội có thể đem sao nóng lại và chườm tiếp như trên
  • Thực hiện chườm 2 lần/ ngày, trong vòng 7 ngày sẽ thấy giảm bớt đau nhức.

4. Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt phối hợp với ngải cứu và cây cứt lợn

Ngoài lá lốt, người bệnh gai gót chân có thể sử dụng thêm ngải cứu và cây cứt lợn để tăng tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, giảm tê bì, đau nhức. Bạn thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Rửa sạch lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn sau đó ngâm trong nước muối 10-15 phút
  • Đem các dược liệu thái nhỏ và giã nát, trộn đều với nhau
  • Dùng vải mỏng bọc hỗn hợp này lại và đắp lên gót chân bị đau
  • Rửa sạch chân lại với nước ấm sau khi đắp thuốc 30 phút, thực hiện 1-2 lần/ ngày.

Nếu không chườm, bạn có thể ngâm chân với hỗn hợp lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn. Lấy hỗn hợp các dược liệu cho vào 2 lít nước ấm và ngâm chân vào trong vòng 15 phút. Ngâm 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi ngủ.

5. Dùng lá lốt và hạt đu đủ chữa gai gót chân

Hạt đu đủ cũng có chứa những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau nên được dùng phối hợp với lá lốt để làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh gai gót chân tốt hơn. Các bước thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá lốt và hạt đu đủ (dùng hạt già đã bỏ lớp màng ngoài), đem ngâm trong nước muối 15 phút
  • Cho tất cả vào chảo sao khô trong 15 phút
  • Dùng túi vải hoặc khăn bọc hỗn hợp trên lại rồi chườm lên gót chân bị đau nhức
  • Khi hỗn hợp này nguội, bạn có thể sao nóng lại và chườm thêm lần nữa
  • Thực 2 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Những lưu ý khi dùng lá lốt trong quá trình chữa trị gai gót chân

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là một cách điều trị bổ sung bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Trong quá trình sử dụng lá lốt chữa gai gót chân, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Việc sử dụng các cây thuốc, bài thuốc dân gian thường đem lại hiệu quả chậm nên người bệnh cần cố gắng kiên trì áp dụng để đánh giá tác động của chúng. Tối thiểu, bạn cũng nên thực hiện cách chữa gai gót chân bằng lá lốt trong 10 ngày.
  • Nếu các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu giảm bớt hoặc tình trạng sưng, viêm nặng hơn lúc đầu thì bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp.
  • Lá lốt có tính ấm nên những người bị nóng trong người, hay bị nhiệt miệng, táo bón thì không nên ăn hoặc uống nước sắc lá lốt.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt như đau bụng, buồn nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa… thì hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Ngoài những cách điều trị gai gót chân bao gồm dùng thuốc hay những phương pháp điều trị hỗ trợ khác như sử dụng dược liệu, chườm nóng… thì người bệnh cũng cần vận động đúng cách, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đi giày dép phù hợp không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Tóm lại, cách chữa gai gót chân bằng lá lốt có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng sưng, viêm thường do tình trạng viêm cân gan chân gây ra, cũng là nguyên nhân dẫn đến gai gót chân. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách sử dụng lá lốt hiệu quả khi bị gai gót chân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *