Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

Tràn dịch màng phổi là khi khoang màng phổi bị ứ đọng dịch lỏng nhiều hơn bình thường. Nếu nhẹ, có thể chỉ đau ngực và khó thở nhưng nếu tình trạng tiến triển nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy cách điều trị tràn dịch màng phổi là gì để giúp họ mau bình phục, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bạn đang đọc: Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết này của Kenshin nhé!

I. Tràn dịch màng phổi là gì?

Màng phổi bao gồm hai lớp mỏng là lá thành và lá tạng, lá tạng bao quanh hai lá phổi, lá thành lót mặt trong thành lồng ngực. Giữa hai lá này tạo nên một khoang màng phổi và luôn có một lượng nhỏ dịch màng phổi khoảng 2-3ml để hai lá phổi dễ dàng di chuyển trong quá trình hít thở.

Khi lượng dịch này nhiều hơn bình thường và tích tụ trong khoang màng phổi sẽ gây nên tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau. Dựa theo đặc trưng trên xét nghiệm của dịch màng phổi thì tràn dịch màng phổi chia thành hai loại là:

  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm (thường do suy tim, suy thận, xơ gan cổ chướng, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng, suy giáp…)
  • Tràn dịch màng phổi dịch tiết (viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi, bệnh hệ thống (Lupus, viêm khớp dạng thấp,…).
  • Tràn dịch màng phổi có màu máu (ung thư màng phổi, ung thư di căn đến màng phổi,…)
  • Tràn máu màng phổi (chấn thương, ung thư màng phổi, ung thư di căn màng phổi, tai biến thủ thuật thăm dò màng phổi,…)
  • Tràn dưỡng chấp màng phổi (chấn thương lồng ngực, viêm mạch bạch huyết,…)

Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

II. Cách điều trị tràn dịch màng phổi

Mục tiêu của các cách điều trị tràn dịch màng phổi đều nhằm:

  • Loại bớt lượng dịch lỏng ứ đọng ở khoang màng phổi.
  • Ngăn không cho dịch lỏng tích tụ trở lại.
  • Xác định và giải quyết nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi.

Cách điều trị tràn dịch màng phổi nội khoa

Một trong các mục tiêu điều trị tràn dịch màng phổi là xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ứ đọng chất lỏng ở khoang màng phổi. Trong đó, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị nội khoa phù hợp, như:

  1. Điều trị triệu chứng: 
  • Thở oxy: khi bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp.
  • Chọc tháo dịch và đặt ống dẫn lưu (nếu cần)

Đây là cách điều trị tràn dịch màng phổi phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ chọc một kim nhỏ vào màng phổi để hút dịch ra ngoài. Cách này sẽ làm giảm áp lực cho phổi. Từ đó, giúp làm giảm triệu chứng khó thở và đau ngực ở bệnh nhân, hỗ trợ quá trình hô hấp và giãn nở của phổi được tốt hơn.

Nếu chọc hút dịch màng phổi vẫn không thuyên giảm được tình trạng khó chịu ở bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành đặt ống dẫn lưu màng phổi. Đây là thủ thuật sử dụng một ống nhỏ đặt xuyên qua da đến khoang màng phổi nhằm đưa dịch, kể cả máu, mủ ra bên ngoài.

  1. Điều trị nguyên nhân:
    • Nếu do suy tim, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị suy tim.
    • Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, kháng sinh sẽ được chỉ định. Nếu do lao, cần điều trị theo phác đồ chống lao của Bộ Y tế
    • Tràn dịch màng phổi do ung thư cũng có thể cần điều trị với hóa trị, xạ trị hay truyền thuốc trong lồng ngực để ngăn ngừa tái phát…

    Cách điều trị tràn dịch màng phổi ngoại khoa

    Những can thiệp này được sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng tràn dịch màng phổi. Đó là trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính, gọi là xơ cứng màng phổi.

    Xơ cứng màng phổi hay còn gọi là dày dính màng phổi, thường chỉ dùng với các trường hợp tràn dịch màng phổi không kiểm soát được hoặc tái phát do bệnh ác tính mặc dù đã được dẫn lưu. Kỹ thuật này sẽ đưa chất tạo sẹo (làm xơ cứng) vào khoang màng phổi để tạo sẹo trong màng phổi, hạn chế phần không gian trong màng phổi giúp hạn chế ứ đọng dịch.

    Chất thường dùng trong xơ cứng màng phổi là talc, doxycycline và tetracycline, thành công 50% trong việc ngăn ngừa tái phát tràn dịch màng phổi.

    Tìm hiểu thêm: Sỏi thận

    Cách điều trị tràn dịch màng phổi và những lưu ý cho người bệnh

    >>>>>Xem thêm: Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

    III. Cách chăm sóc bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi

    Bên cạnh cách điều trị tràn dịch màng phổi đúng cách, bệnh nhân tràn dịch màng phổi cũng cần lưu ý tự chăm sóc bản thân, như:

    • Nằm với tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê cao phần thân trên sẽ thấy dễ thở hơn.
    • Không hút thuốc và hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá.
    • Bổ sung dinh dưỡng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cân bằng cho công việc. 
    • Tập thở bằng cách hít vào thật sâu và giữ lâu nhất có thể, sau đó thở hết khí ra ngoài. Điều này sẽ giúp phổi nở ra và ngăn ngừa dịch tràn vào trong phổi.

    Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau (paracetamol hay NSAIDs, steroid) tùy vào từng tình trạng triệu chứng cụ thể. Và lưu ý bạn cũng cần tham vấn trước với bác sĩ chuyên khoa hô hấp nếu muốn bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm chức năng hay thuốc nào khi đang điều trị tràn dịch màng phổi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *