Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Dầu dừa dưỡng tóc chính là cứu cánh cho những mái tóc khô xơ, gãy rụng và uốn xoăn. Nếu biết cách dưỡng tóc bằng dầu dừa, bạn không những có thể bảo vệ tóc ngăn ngừa tóc hư tổn mà còn thổi vào sức sống mới cho mái tóc mềm mượt hơn đấy!

Bạn đang đọc: Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Các thói quen hàng ngày như gội đầu, chải tóc, sấy tóc hay tạo kiểu đều có thể gây hư tổn cho tóc và khiến tóc trông khô xơ. Chất hóa học trong thuốc nhuộm tóc có thể làm hỏng lớp biểu bì trên tóc nên không thể bảo vệ các phần trung tâm của thân tóc. Điều này khiến bạn mất đi một số protein tạo nên vỏ tóc khiến tóc mỏng manh, yếu ớt và dễ gãy rụng.

May mắn thay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách dưỡng tóc bằng dầu dừa sẽ giúp mái tóc khỏe mạnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng dưỡng tóc bằng dầu dừa, cách làm dầu dừa dưỡng tóc tại nhà và cách sử dụng dầu dừa cho tóc mềm mượt nhé!

Tác dụng dưỡng tóc bằng dầu dừa

Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Cách dưỡng tóc bằng dầu dừa có thể mang đến những tác dụng sau đây:

1. Dầu dừa giảm tình trạng mất protein cho tóc

Tóc được cấu tạo từ protein và bao gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp giữa và lớp tủy. Tình trạng nhuộm màu, sấy khô, tạo kiểu và các phương pháp làm đẹp khác có thể khiến bạn mất một số protein tạo nên lớp giữa (lớp dày nhất của tóc).

Một đánh giá năm 2017 của các nghiên cứu xác nhận rằng dầu dừa làm giảm tình trạng mất protein khi được sử dụng như một sản phẩm dưỡng tóc trước và sau khi gội đầu.

2. Dầu dừa thâm nhập sâu vào thân tóc

Dầu dừa có trọng lượng phân tử thấp nên dễ dàng thâm nhập vào thân tóc hơn các loại dầu khác. Nghiên cứu còn cho thấy dầu dừa có khả năng giảm mất protein và duy trì tóc khỏe mạnh tốt hơn so với dầu hướng dương và dầu khoáng.

3. Dầu dừa bổ sung độ ẩm cho tóc

Độ ẩm là yếu tố quan trọng giúp mái tóc suôn mượt mỗi ngày. Dầu dừa sẽ giúp tăng độ ẩm cho tóc một cách dễ dàng. Bởi vì dầu dừa thâm nhập sâu vào thân tóc nên có thể giúp bảo vệ tóc bạn khỏi bị khô xơ. Nếu dưỡng tóc bằng dầu dừa sau khi gội, mái tóc sẽ trở nên mềm mượt và óng ả hơn.

4. Dầu dừa giúp ngăn ngừa tóc hư tổn

Nếu bạn có những thói quen làm tóc hư tổn như đi nắng, tạo kiểu hay uốn nhuộm thì bạn nên dưỡng tóc với dầu dừa. Thói quen dùng dầu dừa dưỡng tóc trước khi gội sẽ ngăn ngừa nguy cơ tóc bị hư tổn. Mái tóc khi ướt cũng khá yếu ớt và dễ hư tổn nhiều hơn bạn vẫn nghĩ đấy!

5. Dầu dừa dưỡng tóc nhanh dài

Dầu dừa cũng là một cách làm tóc mọc nhanh hơn nhờ tác dụng dưỡng ẩm, giảm gãy rụng và ngăn ngừa hư tổn. Nguyên liệu tự nhiên này còn giúp tóc tránh khỏi các yếu tố môi trường như gió bụi và ánh nắng mặt trời.

Hầu hết các loại tóc đều có thể sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm và ngăn ngừa mất protein. Tuy nhiên, cách dưỡng tóc bằng dầu dừa sẽ phù hợp nhất với các loại tóc khô rối, gãy rụng và uốn xoăn.

Cách làm dầu dừa dưỡng tóc tại nhà

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không?

Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

Dầu dừa là một loại dung dịch tự nhiên được chiết xuất từ nước cốt dừa. Nhiều người thường mua dầu dừa làm sẵn cho tiện nhưng lại không chắc sẽ đảm bảo độ an toàn. Vì thế, bạn có thể học cách làm dầu dừa tại nhà để yên tâm hơn.

Để làm dầu dừa tại nhà, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ sau đây:

  • Dừa già: 1 quả
  • Nước lạnh: 500ml
  • Máy xay sinh tố
  • Rây lọc hoặc khăn xô

Bạn có thể làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh cho đơn giản. Nếu có thời gian thì bạn có thể áp dụng cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng.

Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh

Đây là cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản không dùng nhiệt để cho ra dầu dừa dưỡng tóc có màu trắng trong tinh khiết.

Bước 1: Sơ chế dừa

– Bổ đôi quả dừa để lấy cùi dừa (cơm dừa), sau đó nạo thành những sợi nhỏ.

– Cho cơm dừa vào máy xay với một ít nước nóng để cho ra một hỗn hợp đặc sệt.

Bước 2: Lấy nước cốt dừa

– Lấy vải xô đặt lên trên một cái bình thủy tinh.

– Lấy 1 – 2 thìa cơm dừa đã xay nhuyễn vào giữa khăn, bạn dùng tay túm chặt đầu khăn để vắt lấy nước cốt vào trong bình. Bạn lọc dần dần cho đến khi hết phần cơm dừa.

– Đậy chặt nắp bình thủy tinh sau đó để 1 ngày ở nơi thoáng mát để tách lớp dầu dừa.

Nếu muốn tiết kiệm thời gian lấy nước cốt dừa, bạn có thể nhờ người bán xay cơm dừa và lọc sẵn cho bạn.  

Bước 3: Vớt váng dầu dừa

– Sau 1 ngày, bạn dùng thìa nhẹ nhàng gạt lớp váng đông trên bề mặt dầu dừa.

– Chiết xuất lớp dầu dừa ở bên dưới vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

>>> Bạn có thể quan tâm: TOP 8 mặt nạ dưỡng tóc khô xơ, chẻ ngọn, hư tổn hiệu quả

Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng

Cách làm dầu dừa theo phương pháp nóng sẽ cho ra dầu dừa màu vàng nhạt hoặc hơi vàng đậm một chút và có hương thơm ngậy của dừa.

Bước 1: Sơ chế dừa

– Bổ đôi dừa để lấy cùi dừa (cơm dừa), sau đó nạo nhuyễn thành những sợi nhỏ.

– Cho vào máy xay với một ít nước nóng để có hỗn hợp cơm dừa đặc sệt.

Để tận dụng những tác dụng của cùi dừa, bạn còn có thể chế biến các món ngon như thịt kho cùi dừa, tôm rang cùi dừa, mứt dừa, sinh tố dừa, thạch rau câu dừa…

Bước 2: Nấu cơm dừa với nước

– Đổ nước vừa đủ sấp với lượng cơm dừa trong nồi.

– Nấu sôi cơm dừa với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Vắt nước cốt dừa

– Bạn đem xay phần cơm dừa vừa đun thành hỗn hợp sánh mịn.

– Dùng khăn xô hay rây lọc để vắt lấy nước cốt dừa rồi cho vào nồi.

Bước 4: Nấu dầu dừa dưỡng tóc

– Cho nước cốt dừa lên bếp đun sôi nhỏ lửa, thi thoảng đảo đều để tránh bị cháy dưới đáy nồi.

– Thời gian nấu dầu dừa trong khoảng 60 – 90 phút sao cho cốt dừa bay hết hơi nước, bạn sẽ thấy phần dầu nổi lên.

– Khi đun sôi lớp cơm dừa còn sót lại sẽ cháy vàng, bạn lọc vớt lớp này sẽ được dung dịch dầu dừa nguyên chất.

– Cho dầu dừa vào lọ thủy tinh để nguội đậy nắp, rồi sử dụng dần.

Để bảo quản dầu dừa tự làm được lâu hơn, bạn nên chọn lọ thủy tinh màu tối để tránh ánh nắng mặt trời. Bạn nên đặt dầu dừa ở nơi khô mát như tủ đựng thức ăn hay ngăn mát tủ lạnh và không nên thay đổi nhiệt độ liên tục. Trung bình, dầu dừa có thể được bảo quản với thời gian từ 1- 2 năm tùy theo phương pháp bảo quản và sản xuất. 

>>> Bạn có thể quan tâm: 6 tác dụng của dầu dừa với da mặt và các vùng cơ thể khác

Cách sử dụng dầu dừa cho tóc chắc khỏe, mềm mượt

Cách dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt và nhanh dài

>>>>>Xem thêm: Điện di Vitamin C là gì? Có tác dụng gì với da?

Dưới đây là 5 cách dưỡng tóc bằng dầu dừa cho tóc khỏe mạnh và mềm mượt tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.

1. Dùng dầu dừa dưỡng tóc như dầu xả: Để sử dụng dầu dừa cho tóc, bạn gội đầu như bình thường, sau đó chải dầu dừa qua tóc từ phần giữa đến ngọn trong vòng 20-30 phút. Mát-xa da đầu nhẹ nhàng và xả lại tóc bằng nước lạnh.

2. Dùng dầu dừa như dầu dưỡng ẩm: Sau khi gội đầu và xả tóc, bạn hãy xoa nhẹ một ít dầu dừa qua tóc để dưỡng ẩm.

3. Dùng dầu dừa làm mặt nạ tóc: Để làm mặt nạ dưỡng tóc, bạn thoa dầu dừa lên tóc và để yên trong vài giờ (hoặc thậm chí qua đêm) trước khi gội sạch.

4. Dùng dầu dừa bảo vệ tóc trước khi gội: Bạn thoa dầu dừa qua tóc trước khi gội. Đây là cách dưỡng tóc bằng dầu dừa giúp bạn bảo vệ tóc khỏi nguy cơ bị hư tổn khi tóc ướt.

5. Dùng dầu dừa điều trị da đầu: Bạn không chỉ dùng dầu dừa để làm tóc mềm mượt mà còn giúp điều trị các vấn đề như trị gàu hay nấm da đầu. Trước khi đi ngủ, bạn hãy lấy một lượng nhỏ dầu dừa để massage da đầu. Sau đó, bạn để tóc qua đêm và gội sạch vào sáng hôm sau.

Tùy theo loại tóc, bạn có thể dùng dầu dừa thường xuyên hoặc thỉnh thoảng để có mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt.

Khi sử dụng dầu dừa dưỡng tóc, bạn nên lưu ý lượng dầu dừa và loại dầu dừa:

• Lượng dầu dừa: Bạn sẽ dựa vào độ dài và loại tóc để xác định lượng dầu dừa dùng mỗi lần. Hầu hết mọi người sử dụng vừa đủ cho phần giữa đến ngọn tóc để tránh tóc bị nhờn rít. Cách tốt nhất là bạn nên bắt đầu với một ít dầu dừa và có thể tăng dần sau đó.

Nếu bạn có mái tóc ngắn hoặc tóc khỏe, bạn có thể cần ít nhất một thìa cà phê dầu dừa dưỡng tóc. Tuy nhiên, những người có mái tóc dài và dày có thể sử dụng nhiều hơn khoảng hai thìa súp dầu dừa.

• Loại dầu dừa: Một số người thích chọn dầu dừa nguyên chất (chưa tinh chế) vì họ cũng sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, không có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh một loại dầu dừa tốt hơn cho tóc so với loại khác. Ngoài ra, cả dầu dừa chưa tinh chế và tinh chế đều có đặc tính giữ ẩm như nhau.

Nếu muốn cảm thấy an tâm hơn, tốt nhất bạn nên học cách làm dầu dừa tại nhà để không phải lo lắng về chất bảo quản.

Mặc dù bạn bảo quản dầu dừa tự làm rất cẩn thận thì vẫn có nguy cơ bị hỏng. Khi dùng dầu dừa dưỡng tóc, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau đây để loại bỏ kịp thời: mùi khó chịu, màu vàng nhạt, xuất hiện đốm nâu hoặc xanh lá. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra định kỳ chất lượng dầu dừa khoảng 2 tháng/ lần để đảm bảo dầu dừa an toàn sử dụng nhé!

Dầu dừa lúc mới làm xong thường có mùi thơm dễ chịu sẽ giúp mái tóc bạn thoang thoảng mùi hương nhẹ nhàng. Khi dùng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt, bạn còn có thể tận dụng để chăm sóc da mịn màng và giúp lông mi dài cong vút hơn. Nếu biết cách làm dầu dừa tại nhà, bạn sẽ có một sản phẩm làm đẹp tự nhiên 3 trong 1 đấy!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *