Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

Tam thất là vị thuốc thường được dùng trong đông y với tác dụng cầm máu khi bị tổn thương hay giảm đau cho máu tụ. Tuy nhiên, cách dùng tam thất rất đa dạng và mỗi cách lại tương ứng với công dụng. 

Bạn đang đọc: Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách uống tam thất sao cho hiệu quả và an toàn nhé! 

Dùng tam thất có tác dụng gì? 

Một số tác dụng dược lý của rễ củ tam thất đã được chứng minh bao gồm: 

  • Tăng cường hệ miễn dịch 
  • Hỗ trợ chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung
  • Bảo vệ cơ tim, chống viêm mạch máu, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch 
  • Có tác dụng tiêu máu đông và làm lành vết thương nhanh chóng  

Theo y học cổ truyền, củ tam thất là vị thuốc dùng để hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Tam thất có các dạng dùng nào? 

Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

Bộ phận thường dùng của tam thất là hoa và rễ. Dược liệu tam thất thường được dùng ở các dạng sau:

Cách dùng tam thất tươi

Tam thất được rửa sạch, giã nát và đắp lên tổn thương. 

Cách dùng tam thất sống

Rửa sạch dược liệu, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột. 

Khi dùng sống, tam thất có công dụng tán ứ chỉ huyết và tiêu thũng định thống. Vì thế được dùng để chữa trị hiệu quả các chứng chảy máu, tổn thương do trật đả hay đại tiện ra máu, nhồi máu cơ tim, bệnh gan. 

Cách dùng chín (hay còn gọi là thục tam thất)

Rửa sạch và ủ rượu tam thất cho mềm sau đó thái mỏng, sao qua, tán bột hoặc rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật cho đến khi có màu vàng nhạt rồi mới đem tán bột. 

Khác với tam thất dùng sống, khi đã được chế biến chín, tam thất thường được dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc. 

Liều dùng thông thường 

Mỗi ngày từ 4–6g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Bạn có thể dùng bôi ngoài hoặc giã đắp lên cầm máu và làm lành vết thương với một lượng vừa đủ. Tốt nhất bạn nên trao đổi trước với thầy thuốc để tìm ra liều dùng phù hợp. 

Cách uống bột tam thất đúng cách 

Tìm hiểu thêm: Mang thai không có dấu hiệu: 4 việc mà mẹ bầu không thể bỏ qua!

Cách dùng tam thất, tam thất mật ong: Uống lúc nào tốt nhất?

>>>>>Xem thêm: TOP 4+ cách làm giảm mỡ bụng dưới hiệu quả, an toàn

Bên cạnh sắc thuốc để uống thì bột tam thất là một dạng bào chế thông dụng nhất của loại dược liệu này. Để uống bột tam thất, bạn có thể pha cùng nước ấm hoặc mật ong, hoặc cũng có thể dùng bột tam thất nấu canh để ăn. 

Cách pha bột tam thất với nước ấm 

Để làm tan máu bầm và giảm đau do té ngã bạn có thể pha khoảng 2-3g bột tam thất với nước ấm để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6-8 tiếng. 

Trường hợp người bị đau thắt ngực không rõ nguyên nhân cũng có thể dùng bột tam thất để giảm đau. Ở các trường hợp này có thể dùng 3-6g bột tam thất hòa với 500ml nước ấm để uống ngày 1 lần sau ăn. 

Cách dùng tam thất nấu canh hầm 

Cách dùng tam thất tán thành bột rồi nấu với gà ác là một phương thuốc chữa thiếu máu sau sinh hiệu quả. Ngoài ra, bột tam thất trong các món hầm cũng giúp bồi bổ sức khỏe, lấy lại thể trạng khỏe mạnh cho người vừa khỏi ốm.  

Cách uống bột tam thất với mật ong

Tác dụng tam thất mật ong là hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, chữa thiếu máu rất tốt.

Một số lưu ý trong cách dùng bột tam thất 

Tam thất là dược liệu tương đối lành tính nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng: 

  • Không dùng tam thất cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ bị rong kinh nặng, người đang bị cảm. Tuyệt đối không dùng khi cơ thể đang bị lạnh. 
  • Không nên dùng tam thất liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Liều lượng tối đa là không quá 9g mỗi ngày. 
  • Không nên kết hợp tam thất với các loại trà, đặc biệt là những loại có hương mạnh vì có thể làm giảm tác dụng của tam thất. Ngoài ra, tam thất cũng có thể tương tác với các vị thuốc khác nên đừng tùy ý dùng chung mà cần có chỉ định từ bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của nhân sâm: Liệu bạn đã biết hết?

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn tác dụng của cây tam thất và cách dùng tam thất sao cho hiệu quả và an toàn nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *