Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Chuyến khám phá rừng mùa hè có thể gặp nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn. Đáng sợ hơn, bạn còn nguy hiểm tới tính mạng nếu không xử lý kịp thời khi bị rắn độc cắn.

Bạn đang đọc: Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Có rất nhiều loại rắn trong tự nhiên nhưng không phải loại nào cũng có nọc độc. Tuy nhiên dù không bị rắn độc cắn, bạn cũng cần cách sơ cứu khi bị rắn cắn để tránh vết thương không trở nặng. Vậy triệu chứng khi bị rắn cắn là gì và cách sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào mới đúng?

Triệu chứng khi bị rắn cắn

Triệu chứng rắn độc cắn thường nghiêm trọng hơn những trường hợp bị rắn không độc cắn.

Triệu chứng rắn độc cắn

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn: Không tự ý hút nọc độc vết thương

Nọc độc là một dạng nước bọt đặc biệt để giúp rắn giết và tiêu hóa con mồi tốt hơn. Khi rắn cắn con mồi, nọc độc truyền từ tuyến nọc độc qua một ống dẫn vào răng nanh rồi chạy vào cơ thể con mồi. Nọc rắn là sự kết hợp của nhiều chất với các tác dụng khác nhau. Nọc độc của rắn được chia thành 4 loại:

  • Cytotoxin: Chất độc gây tổn thương mô cục bộ
  • Hemotoxin: Chất độc gây chảy máu trong
  • Neurotoxin: Chất độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh
  • Cardiotoxin: Chất độc tác động trực tiếp lên tim

Có hai họ rắn độc có thể gây hại cho người là rắn hổ và rắn lục. Rắn độc có hai răng nanh chứa nọc độc nên vết cắn của loại rắn này thường sẽ để lại hai vết răng nanh rõ ràng. Các triệu chứng điển hình khi bị rắn độc cắn bao gồm:

  • Sốt
  • Nôn
  • Co giật
  • Mờ mắt
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Khát nước
  • Chóng mặt
  • Tăng nhịp tim
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Cảm thấy yếu trong người
  • Có hai vết răng nanh trên da
  • Sưng và đau quanh vùng bị cắn
  • Tê vùng mặt, đặc biệt là ở miệng
  • Đỏ và bầm tím xung quanh vùng cắn

Triệu chứng rắn không độc cắn

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Rắn không độc không có răng nanh như các loại rắn độc mà có hai hàm răng bình thường. Vậy nên nếu bị rắn không độc cắn, bạn sẽ thấy vết hai hàm răng chứ không phải vết hai răng nanh. Một số triệu chứng cho thấy bạn bị rắn không độc cắn là:

  • Chảy máu
  • Đau ở nơi bị cắn
  • Ngứa gần vùng bị cắn
  • Bị sưng và đỏ gần vùng bị cắn

Vết cắn của rắn không độc nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da và hoại tử. Vết cắn cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Vậy nên, bạn cần sơ cứu vết thương cẩn thận.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Vết cắn của loài rắn lành cũng cần sơ cứu

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết khi tuột vòng tránh thai và cách xử lý

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Dù bị rắn độc cắn hay rắn lành cắn, bạn cũng cần giúp nạn nhân gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức. Trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến xử lý vết thương, bạn có thể thực hiện cách sơ cứu khi bị rắn cắn theo cách sau:

  • Đưa người bị cắn ra xa nơi có rắn.
  • Tháo giày nếu nạn nhân bị rắn cắn ở chân.
  • Gỡ bỏ các đồ trang sức đang đeo gần vùng bị cắn.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống sao cho vết thương thấp hơn tim.
  • Sơ cấp cứu khi bị rắn cắn: Băng vết thương bằng gạc vô trùng. Bạn lưu ý không nên buộc vết thương quá chặt mà chỉ nên băng nhẹ nhàng.
  • Giúp nạn nhân giữ bình tĩnh và nằm yên. Tình trạng mất bình tĩnh hay cử động nhiều có thể làm nọc độc lan nhanh hơn.

Bạn hãy ghi nhớ hình dáng, kích thước hay màu sắc con rắn đã cắn để tả lại cho nhân viên y tế. Điều này sẽ giúp họ xác định cách chữa trị phù hợp với nọc độc của con rắn hơn.

Cách thực hiện sơ cứu khi bị rắn cắn không đúng có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. Bạn không nên thực hiện các cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn sau:

  • Rạch vết thương
  • Hút nọc độc từ vết thương
  • Cho nạn nhân uống đồ có cồn hay caffeine
  • Buộc vết thương hay dùng đá hoặc nước chườm vết thương
  • Cho nạn nhân uống thuốc mà không có chỉ định từ nhân viên y tế.

Điều trị rắn cắn tại bệnh viện

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn: Hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115

Khi người bị rắn cắn tới bệnh viện, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như nếu nạn nhân bị khó thở, bác sĩ có thể đặt ống thở để hỗ trợ. Bác sĩ cũng có thể cho nạn nhân truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc để duy trì lượng máu tới các cơ quan quan trọng.

Sau đó, bác sĩ sẽ cho nạn nhân dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp với triệu chứng hiện có. Tuy nhiên, loại huyết thanh này có thể gây dị ứng hay thậm chí là sốc phản vệ rất nguy hiểm. 

Sau khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe thật kỹ và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

Bác sĩ cũng sẽ giúp nạn nhân sơ cấp cứu khi bị rắn cắn là làm sạch vết thương và loại bỏ răng nanh hay bụi bẩn còn sót lại. Ngay cả nạn nhân không có triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ cũng có thể đề nghị ở lại bệnh viện để theo dõi trong vài giờ hoặc qua đêm.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, nạn nhân có thể bị hội chứng chèn ép khoang. Đây là tình trạng cơ bắp bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong một khoang kín bất kỳ của cơ thể như bó cơ hoặc khoang xương. Áp lực quá cao này có thể làm vỡ mạch máu khiến việc vận chuyển oxy đến các cơ bắp và dây thần kinh bị chặn gây đau và tổn thương cơ.

Nếu nạn nhân có những dấu hiệu của hội chứng chèn ép khoang sau khi bị rắn cắn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giảm tình trạng sưng cơ và tránh hoại tử.  

Cách giảm nguy cơ bị rắn cắn

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tránh nguy hiểm tính mạng

>>>>>Xem thêm: Dưa leo bao nhiêu calo? Cách ăn dưa leo giảm cân và lưu ý cần nhớ

Thông thường rắn khá sợ người nên sẽ bỏ đi nếu thấy có người đến gần và chỉ cắn khi cảm thấy bị đe dọa. Vậy nên bạn có thể tránh bị rắn cắn bằng một số cách như:

  • Tránh bắt hay chọc phá rắn.
  • Mang ủng, quần dày và găng tay nếu tới những nơi có thể có rắn.
  • Nếu thấy rắn trong tự nhiên, bạn hãy để rắn tự đi chứ không nên chọc phá hay bắt.
  • Tránh tới những nơi có thể có rắn như những khu vực có cỏ cao, bụi cây um tùm hoặc nhiều đá.

Tình trạng bị rắn cắn có thể rất nguy hiểm nếu nạn nhân không được sơ cứu và chữa trị đúng cách. Vậy nên, bạn hãy trang bị cho mình những cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần thiết và tránh chọc phá rắn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *