Tự làm sữa đậu nành tại nhà không chỉ mang đến cho bạn món đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp bạn yên tâm hơn về tính an toàn thực phẩm khi thưởng thức.
Bạn đang đọc: Cách tự làm sữa đậu nành mát lành giải nhiệt ngày nóng
Bạn có thể uống sữa đậu nành trong mọi điều kiện thời tiết. Nếu muốn làm ấm cơ thể trong mùa đông thì uống sữa đậu nành nóng. Những ngày hè nóng bức, bạn có thể thưởng thức sữa đậu nành với vài viên đá lạnh để tận hưởng cảm giác tươi mát. Vì vậy, biết cách tự làm sữa đậu nành tại nhà sẽ là một kiến thức bỏ túi khiến cuộc sống của bạn thêm màu sắc và mang lại nhiều ích lợi thực tế.
Nội Dung
- 1 Vì sao chúng ta nên tự làm sữa đậu nành tại nhà?
- 2 Các bước tự làm sữa đậu nành tại nhà
- 2.1 1. Ngâm đậu để tự làm sữa đậu nành tại nhà
- 2.2 2. Ngâm và rửa bỏ vỏ đậu
- 2.3 3. Các bước tự làm sữa đậu nành – Xay đậu với nước
- 2.4 4. Lọc bã
- 2.5 5. Tự làm sữa đậu nành – Nấu sữa, gia tăng hương vị
- 2.6 6. Cách bảo quản sau khi tự làm sữa đậu nành tại nhà
- 2.7 7. Thưởng thức sữa đậu nành do chính mình làm
Vì sao chúng ta nên tự làm sữa đậu nành tại nhà?
Đậu nành từ lâu đã được biết đến là nguồn protein thực vật gần giống với protein từ động vật nhất. Ngoài ra, đậu nành chứa nhiều vitamin và nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng cùng lượng nhỏ axit béo không bão hòa. Chính vì thế, đa số người ăn chay đều chọn sữa đậu nành làm thức uống yêu thích, thay thế cho sữa từ động vật.
Đậu nành là nguồn nguyên liệu bình dân và nơi đâu cũng có. Sữa đậu nành đã quá quen thuộc với người Việt. Bạn sẽ thấy cực kỳ đơn giản, không mất nhiều công, tiết kiệm chi phí mà mang lại được thức uống bổ dưỡng và yên tâm cho cả gia đình với các bước tự làm sữa đậu nành dưới đây.
Các bước tự làm sữa đậu nành tại nhà
1. Ngâm đậu để tự làm sữa đậu nành tại nhà
Để ra được 1.5 lít sữa đậu nành, bạn dùng 150 gram hạt đậu nành khô. Để sữa được thơm ngon và an tâm về chất lượng, bạn hãy chọn đậu nành chắc hạt, màu sắc đồng đều, không sâu mọt. Cần chú ý chọn hạt đậu trong hạn sử dụng để tránh ngộ độc do vi khuẩn, các loại nấm, mốc.
2. Ngâm và rửa bỏ vỏ đậu
Đối với loại đậu nguyên hạt, bạn ngâm từ 6 đến 8 tiếng. Với loại hạt đậu tách đôi, chỉ cần 4 tiếng là đủ. Để thuận tiện bạn có thể ngâm đậu trước khi đi ngủ, để qua đêm. Nếu ngâm đậu ban ngày khi trời nóng, bạn có thể kĩ lưỡng thay nước nếu thấy nước nổi bọt nhiều, nhưng không bắt buộc. Hạt đậu sau khi ngâm sẽ nở ra bằng khoảng 1.5 kích cỡ ban đầu, hạt mềm giúp dễ xay nhuyễn và vỏ hạt tróc ra gần toàn bộ. Chúng ta dùng tay xát nhẹ hạt đậu để vỏ tróc nhẹ nhàng và gạn bỏ phần vỏ này đi. Mục đích duy nhất khi bỏ vỏ là để đậu xay được nhuyễn và dễ lọc hơn. Rửa sơ lại với nước.
3. Các bước tự làm sữa đậu nành – Xay đậu với nước
Bạn cho phần đậu trên và 1 lít nước vào máy xay sinh tố. Xay đậu ở chế độ xay thô, sau chuyển sang xay nhuyễn trong 3 lần, mỗi lần 3 phút, cách quãng để máy nghỉ ngơi tùy vào khả năng máy.
4. Lọc bã
Dùng vải xô mịn lót nên miệng nồi nấu sữa để lọc phần nước sữa ra khỏi bã. Lưu ý nồi nấu sữa phải được rửa sạch để ráo, không dính tạp chất để tránh ảnh hưởng chất lượng sữa. Sau khi cho hết phần đậu xay trong cối ra khăn, bạn túm 4 góc khăn cho nước đậu chảy xuống bớt. Sau đó bóp dần từ trên xuống để lấy hết phần nước.
Phần bã còn lại, bạn cho vào cối xay, cho thêm 0.5 lít nước, xay trong 3 phút và tiếp tục các bước trên để tận dụng chất dinh dưỡng còn sót lại khá nhiều.
5. Tự làm sữa đậu nành – Nấu sữa, gia tăng hương vị
Đun phần sữa thu được trên lửa nhỏ. Bạn không đậy nắp và đảo đều tay để hạn chế đóng váng nơi đáy nồi. Khi thấy sữa bắt đầu sôi, giảm lửa và tiếp tục đun trong 5 – 10 phút, ngưng khuấy. Mục đích của việc đun thêm này là để nước và đậu chín, an toàn cho sử dụng và bảo quản, đồng thời khử bớt mùi dầu đậu nành đặc trưng. Mỗi người sẽ thích để lại mùi dầu nhiều hay ít tùy khẩu vị. Không nên đun quá kĩ để hạn chế mất đi một số thành phần dinh dưỡng của sữa.
Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ cần quan tâm về bé 25 tuần tuổi sau khi sinh
Bạn có thể cho một vài nhánh lá dứa đã rửa sạch để ráo vào sau khi sữa sôi để tăng thêm hương vị. Nếu bạn thích hương vanilla, hãy dùng tinh chất vanilla đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Thêm vanilla vào sữa khi gần tắt bếp theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dùng muôi hớt váng đóng trên mặt sữa ra để riêng. Phần váng này hoàn toàn có thể ăn được nhưng chúng ta tách ra để dễ cất và bảo quản sữa.
6. Cách bảo quản sau khi tự làm sữa đậu nành tại nhà
Đợi sữa nguội, bạn cho vào chai thủy tích hoặc chai nhựa đựng thực phẩm sạch, đậy kín. Để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể trữ được trong 3 ngày.
7. Thưởng thức sữa đậu nành do chính mình làm
Bạn có thể làm ngọt sữa với một ít đường cát trắng, đường tinh luyện. Sữa đậu nành nhà làm có thể dùng chung với cà phê, ca cao, thay vì dùng sữa tươi, sữa đặc truyền thống. Bạn cũng có thể đa dạng hóa với bột trà xanh, hạt mè đen, các loại hạt vụn. Cách đơn giản nhưng lành mạnh nhất để uống sữa đậu nành chính là dùng sữa nguyên bản, không đường. Không có đường, bạn sẽ dễ cảm nhận được vị sóng sánh mịn màng của sữa.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ
Sữa đậu nành tự nấu, không đường và không hương liệu nên rất thuận tiện kết hợp trong các món yogurt chay, sốt chay giúp bạn đa dạng thực đơn. Phần bã sữa sau khi lọc có thể được giữ lại, dùng chung với các loại bột, cho ra những công thức bánh thú vị. Vùi phần vỏ hạt đậu nành dưới gốc cây cảnh để làm phân bón chính là bạn đang thực hành nông nghiệp hữu cơ.
Có thể nói, khi tự làm sữa đậu nành, bạn có thể yên tâm đã giữ được hàm lượng đạm, vitamin và khoáng chất dồi dào tốt cho sức khỏe cả nhà. Hương vị thoảng thoảng của một phần dầu đậu nành hòa lẫn trong sữa cam kết sẽ để lại ấn tượng rất riêng và không làm bạn thất vọng.