Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Triệu chứng cảm lạnh có thể thay đổi tùy thuộc vào loại virus gây bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hơn thế nữa, dấu hiệu bệnh trùng lặp với khá nhiều bệnh hô hấp khác. Trong số những thắc mắc thường gặp, cảm lạnh có sốt không là băn khoăn của khá nhiều người.

Bạn đang đọc: Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Mời bạn cùng Kenshin đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, cũng như tìm hiểu về các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa trong bài viết này nhé!

Cảm lạnh có sốt không?

Các biểu hiện của cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, đôi khi phải lên tới 1 tuần.

Vậy, cảm lạnh có sốt không? Người lớn bị cảm lạnh thường ít sốt cao, nhưng có thể bị sốt nhẹ. Trẻ em có nhiều khả năng bị sốt từ 37,7°C đến 38,8°C khi bị cảm lạnh. Sốt có thể đi kèm với cảm giác ớn lạnh, rùng mình, kiệt sức và đôi khi đau nhức. Bạn chỉ cảm thấy khỏe hơn khi cơn sốt giảm.

Phần lớn các trường hợp triệu chứng sốt cảm lạnh thường nhẹ, ít sốt cao, hiếm khi gây ra biến chứng. Triệu chứng cảm lạnh có thể tự hết trong khoảng sau 7-10 ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài lên đến 14 ngày. Đặc biệt, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, mắc bệnh hô hấp khác có thể phát triển bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Các triệu chứng cảm lạnh khác ngoài sốt

Ở trẻ sơ sinh, cảm lạnh có sốt không? Trẻ có nhiều khả năng bị sốt kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Khó ngủ
  • Quấy khóc
  • Nghẹt mũi
  • Đôi khi nôn mửa và tiêu chảy.

Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, ngoài sốt, dấu hiệu của cảm lạnh có thể bao gồm:

  • Ngạt mũi, chảy nước mũi
  • Chảy dịch từ mũi, dịch đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây
  • Ngứa rát cổ họng
  • Chảy nước mắt
  • Hắt xì
  • Ho khan nhẹ
  • Viêm họng
  • Đau cơ và xương
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn.

Những triệu chứng này có thể giống như các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như cảm cúm hay COVID-19.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Brown-Séquard

Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

Đối với trẻ lớn và người trường thành, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm nếu:

  • Sốt trên 38,5°C và kéo dài hơn 3 ngày
  • Sốt tái đi tái lại

Bên cạnh đó, dù cảm lạnh có sốt không thì cũng nên đi khám ngay nếu như:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc không kê đơn
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau họng dữ dội
  • Đau đầu hoặc đau xoang.

Đối với trẻ nhỏ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt trên 38°C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Sốt cao hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày ở trẻ em mọi lứa tuổi
  • Các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhức đầu, đau cổ họng hoặc ho
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Đau tai
  • Khó chịu
  • Buồn ngủ bất thường
  • Chán ăn.

Bạn cũng có thể gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu lo lắng cảm lạnh có sốt không hay cơn sốt này là do nguyên nhân nào khác. Phải đặc biệt lưu ý đến những đối tượng như: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và những người mắc một số bệnh lý như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim. Dù khi họ bị cảm lạnh có sốt không thì nguy cơ biến chứng cũng rất cao.

Cách điều trị triệu chứng sốt cảm lạnh tại nhà

Cảm lạnh có sốt không? Các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa sốt tại nhà

>>>>>Xem thêm: Ngoại tình: 7 sự thật khiến bạn giật mình

Cảm lạnh có sốt không? Câu trả lời là CÓ và bạn có thể tự điều trị triệu chứng sốt cảm lạnh tại nhà để cảm thấy thoải mái và nhanh khỏi bệnh hơn.

Để giảm sốt khi bị cảm lạnh, bạn nên:

  • Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn chẳng hạn như paracetamol. Thuốc aspirin và ibuprofen có thể dùng để hạ sốt nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
  • Uống nhiều nước, chẳng hạn như nước lọc, dung dịch điện giải, nước ép và súp ấm để ngăn ngừa mất nước do sốt cao.
  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Mở cửa sổ hoặc mở quạt để không gian được thông thoáng.
  • Lau người với nước ấm.

Ngoài ra, có thể rửa mũi với nước muối sinh lý, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Bạn lưu ý rằng chỉ cho trẻ dùng thuốc ho, thuốc cảm nếu được bác sĩ cho phép.

Sự phát triển của cảm lạnh và cơn sốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà còn có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thông qua việc nhận biết đúng các triệu chứng và áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và thời gian hồi phục. Đừng để cảm lạnh và sốt làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy chăm sóc sức khỏe mỗi ngày và luôn giữ cho cơ thể mình trong tình trạng tốt nhất có thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *