Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Hẳn bạn đã biết là khi mang thai thì có một số thói quen không nên thực hiện, như uống rượu bia hay hút thuốc. Ngoài ra, trong cẩm nang mẹ bầu còn nhiều lưu ý khác mà có thể bạn không biết. Hãy cùng Hellobacsi khám phá nhé!

Bạn đang đọc: Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Chất làm trắng răng

Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Peroxide, thành phần hoạt chất có trong chất làm trắng răng, được xem là an toàn dành cho người lớn. Ngay cả khi bạn chỉ nuốt phải lượng nhỏ chất này trong quá trình tẩy trắng, có rất nhiều chất vẫn chưa xác định được là có ảnh hưởng đến em bé trong thai kỳ hay không. Vì vậy, tốt nhất là tránh sử dụng các chất tẩy trắng răng trong giai đoạn mang thai.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng làm trắng, duy trì việc chải răng, dùng chỉ nha khoa và khám nha sĩ thường xuyên để bảo vệ răng miệng.

Cẩm nang mẹ bầu: cẩn thận khi dùng keo xịt tóc và sơn móng tay

Phthalates, được tìm thấy trong các keo xịt tóc và sơn bóng móng tay, đã được chứng minh có nguy cơ tiềm ẩn gây dị tật bẩm sinh. Theo kết luận kiểm nghiệm của FDA (Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ), các dữ liệu hiện có vẫn chưa đưa ra được mối liên hệ giữa việc sử dụng chất phthalates trong mỹ phẩm và nguy cơ với sức khỏe con người.

Phthalates chưa được chứng minh là có liên quan tới dị tật bẩm sinh ở con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy các chất này gây trở ngại cho sự phát triển tình dục ở nam giới, nên thận trọng là điều cần thiết.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng sơn móng tay không có chứa phthalate hoặc sơn móng tay ở nơi thông thoáng để hạn chế sự tiếp xúc. Khi sơn đã khô, nguy hại đối với thai nhi sẽ giảm đáng kể, vì hóa chất không thể hấp thụ qua móng tay.

Thay vì sử dụng keo xịt tóc dễ hít phải, hãy sử dụng dạng mousse hoặc gel để tạo kiểu tóc.

Nhuộm da và tắm nắng

Tác hại của việc nhuộm da đối với phụ nữ mang thai vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Theo Judith Hellman, giáo sư lâm sàng về da liễu tại trường đại học y dược Mount Sinai, New York: “Tự nhuộm da sẽ ít hại hơn rất nhiều so với tắm nắng hoặc sử dụng giường nhuộm da. Tuy nhiên sau 9 tháng, da bạn sẽ không còn giữ được màu nhuộm như ban đầu nữa.’

Một số loại kem chống nắng có chứa Oxybenzone. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên kết giữa việc hấp thụ chất này với tình trạng nhẹ cân ở các bé gái sơ sinh. Nhưng nghiên cứu này không chứng minh được nguyên nhân là do kem chống nắng.

Kem chống nắng là cực kỳ quan trọng vì các hormone trong thai kỳ có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Nếu bạn lo ngại về việc sử dụng kem chống nắng, hãy xem xét các biện pháp sau:

  • Sử dụng kem chống nắng không chứa hóa chất, đội mũ và mặc quần áo che chắn khi ra ngoài nắng;
  • Hạn chế tiếp xúc ánh mặt trời, đặc biệt vào khoảng 10 giờ trưa cho tới 2 giờ chiều, khi nắng gắt nhất;
  • Sử dụng kem chống nắng có chứa oxit kẽm và titanium dioxide. Những thành phần giúp lọc các tia UV bằng cách bao phủ bề mặt da và ngăn cản sự hấp thụ các tia này qua da.

Cẩm nang mẹ bầu: chăm sóc da mụn đúng cách

Tìm hiểu thêm: [Infographic] Xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ: Cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

Tình trạng mụn trên da bạn thường sẽ trầm trọng hơn trong thai kì do sự thay đổi nội tiết tố. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu chúng gây phiền toái cho bạn. Các thuốc trị mụn, chẳng hạn như Accutane (isotretinoin), Retin-A (tretinoin), và tetracycline rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi có chứa axit azelaic, erythromycin hoặc clindamycin. Vỏ axit glycolic cũng đảm bảo an toàn cho thai phụ. Một số bác sĩ có thể đề xuất bạn sử dụng một lượng rất nhỏ kem bôi chứa benzoyl peroxide hoặc dung dịch rửa có chứa salicylic.

Để đảm bảo an toàn bạn nên rửa mặt với nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng hai lần một ngày. Bạn tuyệt đối không nên chà xát da mặt.

Nhuộm tóc và thoa son

Cẩm nang mẹ bầu: nên và không nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Tật khúc xạ

Các nhà nghiên cứu chưa chứng minh được các tác hại của thuốc nhuộm tóc đối với phụ nữ mang thai, vì vậy một số bác sĩ khuyên bạn không nên nhuộm tóc trong giai đoạn này.

Các bác sĩ khác có thể có suy nghĩ thoáng hơn. Họ cho rằng chỉ có một lượng nhỏ hóa chất nhuộm tóc được hấp thu qua da của người phụ nữ thôi nên không đủ để gây hại cho thai nhi. Màu nhuộm highlight không sử dụng trực tiếp trên da đầu thì không gây hại gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh nhuộm tóc trong ba tháng đầu thai kì vì đây là thời gian thai nhi nhạy cảm nhất.

Nói chung, bạn nên  tránh sử dụng thuốc nhuộm tóc và các hoá chất có chứa amoniac vì khí này có thể gây buồn nôn. Để giảm kích ứng từ màu nhuộm, hãy nhuộm tóc trong phòng thông thoáng, đeo găng tay, rồi gội rửa sạch ngay sau khi sử dụng.

Son môi không gây hại, vì son môi không thể hấp thụ được. Hàm lượng chì trong son môi (dẫn đến nhiễm độc chì) vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nguy cơ này có thể là khá thấp. Tuy vậy, an toàn nhất bạn nên sử dụng các loại son môi không có chứa chì.

Cẩm nang mẹ bầu: không nên dùng kem chống nếp nhăn

Một số phụ nữ mang thai có sử dụng kem chống nhăn nhiều không kém số người sử dụng kem làm căng da. Nhưng trước khi sử dụng, hãy xem xét các thành phần của nó đã nhé. Nhiều loại kem chống nhăn có chứa retinol, có nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu kết luận nào, nhưng retinol có thể liên quan đến nguy cơ sẩy thai hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Nếu bạn muốn sử dụng kem chống nếp nhăn trong khi mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bơm Botox

Tiêm Botox giúp làm giảm nếp nhăn. Nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng những phương pháp này trong thời gian mang thai. Dù các nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về tác động của bơm Botox thẩm mỹ ở phụ nữ mang thai vẫn chưa được tiến hành nhưng việc bơm Botox làm đẹp không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.

Trước khi quyết định thực hiện bất cứ phẫu thuật hay dùng thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và em bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *