Bố mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sinh non khi bé được 2 tháng tuổi giống như những trẻ sinh đủ tháng khác vì con có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Bạn đang đọc: Cần biết gì về vấn đề tiêm phòng cho trẻ sinh non?
Dù một số cột mốc khác có thể chậm tiến triển đối với trẻ sinh thiếu tháng nhưng việc chủng ngừa cho bé nên được diễn ra đúng thời điểm. Tiêm phòng cho trẻ sinh non giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Nếu trì hoãn việc củng cố hệ miễn dịch của bé, bạn có thể khiến con gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Nội Dung
Độ tuổi thích hợp để tiêm phòng cho trẻ sinh non
Theo quy định, trẻ em nên được lên lịch chủng ngừa theo độ tuổi được tính từ ngày sinh. Trẻ sinh non có khả năng đáp ứng tốt với vắc xin để sản xuất kháng thể cho các bệnh mà bé đã được chủng ngừa. Ngoài ra, có những khuyến cáo đặc biệt cho trẻ sinh non khi tiêm ngừa vắc xin viêm gan B. Ngoài ra, đối với những trẻ sinh non có nguy cơ nên được tiêm phòng vắc xin chống virus hợp bào hô hấp RSV.
Vì sao nên tiêm phòng cho trẻ sinh non đúng thời điểm?
Vắc xin là một trong những thành tựu y khoa quan trọng nhất, giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Bên cạnh đó, nên lưu ý đến việc tiêm phòng cho trẻ sinh non vì:
- Ngăn ngừa bệnh sẽ dễ dàng hơn: Trẻ sinh non là tầm ngắm của không ít loại bệnh nguy hiểm chẳng hạn như ho gà, bệnh phế cầu khuẩn, cảm cúm… Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ con khỏi những căn bệnh trên bằng cách đưa bé đi tiêm phòng.
- Vắc xin có tác dụng tốt kể cả đối với trẻ sinh non: Mặc dù hệ miễn dịch vẫn còn non nớt nhưng các nghiên cứu cho thấy hầu hết các vắc xin đều hoạt động rất tốt ở trẻ sinh non. Một số em bé được sinh ra rất sớm hoặc cần sử dụng đến steroid trong lồng ấp có thể cần thêm một số liều vắc xin tăng cường để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
- Tiêm phòng cho trẻ sinh non đều an toàn: Thật ra, nếu bạn đưa con đi chích ngừa kịp thời, bé sẽ giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ của vắc xin so với trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, những em bé vẫn còn trong lồng ấp được cho tiêm ngừa lần đầu tiên sau khi ra đời khoảng 2 tháng có khả năng gặp tình trạng ngừng thở khi ngủ. Do vậy, con cần được theo sát để đề phòng tình huống xấu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua việc cân nhắc tiêm ngừa cho bé.
Tiêm phòng lần đầu cho trẻ sinh non
Nếu còn ở trong bệnh viện khi được 2 tháng tuổi, trẻ vẫn có thể tiêm phòng được bốn loại vắc xin sau:
1. Viêm gan B
Tiêm ngừa viêm gan B gồm 3 lượt và liều đầu tiên thường được thực hiện ngay sau khi sinh và sẽ chia thành 2 trường hợp:
Mẹ của trẻ sinh non bị nhiễm viêm gan B
Bạn nên thực hiện tiêm phòng cho trẻ sinh non ngay sau khi sinh để ngăn ngừa việc lây truyền bệnh. Vắc xin này không hoạt động tốt ở trẻ sơ sinh cân nặng nhỏ hơn 2kg lúc chào đời. Vì vậy, bác sĩ có thể đợi cho đến khi bé đạt được trọng lượng quy định mới cho tiêm lần đầu.
Ngoài ra, Bộ Y tế Anh Quốc cũng đưa ra gợi ý sử dụng vắc xin thụ động (kháng thể đặc hiệu chống lại virus – HBIG) cùng với vắc xin hoạt động chống viêm gan B (HBV). Vắc xin chủ động (HBV) thực hiện ngay sau khi sinh sẽ không được tính vào lịch trình tiêm phòng mà nên bắt đầu với chuỗi 3 lần tiêm khi bé đạt cân nặng 2kg hoặc 1 tháng tuổi.
Mẹ của trẻ sinh non không bị nhiễm viêm gan B
Tìm hiểu thêm: Chơi game online: Chơi sao cho có lợi và không bị nghiện game?
>>>>>Xem thêm: Huyết áp cao có uống được lá vối không?
Trẻ sinh non nên được chủng ngừa lần đầu tiên ngay trước khi xuất viện hoặc khi bé đạt cân nặng 2kg hoặc đến 1 tháng tuổi tùy thuộc vào điều kiện.
Trẻ sinh non được xuất viện trước 1 tháng tuổi hoặc đạt 2kg cân nặng có thể bắt đầu thực hiện loạt tiêm phòng viêm gan B gồm 3 mũi khi chuẩn bị về nhà miễn là sức khỏe của bé phát triển tốt cũng như cân nặng tăng đều. 2 liều đầu tiên cách nhau 1 tháng và liều tăng cường được tiêm phòng cách mũi thứ hai khoảng 5 tháng.
2. Vắc xin thụ động RSV
Siêu vi khuẩn RSV (virus hợp bào hô hấp) là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh. Đến hai tuổi, hầu hết bé đều bị nhiễm siêu vi khuẩn này. Ở trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh tim và phổi nghiêm trọng, nguy cơ bị bệnh nặng do virus này cũng như các biến chứng phát triển cao hơn.
Vắc xin được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ trẻ sinh non khỏi phạm vi nhiễm bệnh bằng cách cung cấp sẵn các kháng thể mà cơ thể trẻ không cần phải tạo. Việc chủng ngừa được thực hiện trong 1 hoặc 2 năm đầu tiên. Ngoài ra, kể từ khi bạn tiêm chủng những loại vắc xin thụ động cho bé mà không kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra các kháng thể thì nên tiêm phòng lặp lại khi đến thời kỳ virus có nguy cơ lan rộng.
3. Vắc xin BCG (Bacille Calmette Guerin)
Biện pháp chủng ngừa này được sử dụng ở một số quốc gia để ngăn ngừa bệnh lao và thường được tiêm ngay sau khi sinh. Vắc xin sẽ không hoạt động tốt ở trẻ sinh trước 34 tuần. Do vậy, trẻ sẽ phải đợi đến khi đạt đúng tuổi thai quy định mới có thể thực hiện chủng ngừa.
4. Rotavirus
Việc uống rotavirus nên được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch trình. Liều đầu tiên phải được thực hiện cho những bé khỏe mạnh từ 6 – 14 tuần tuổi. Những trẻ sinh non khỏe mạnh từ 32 tuần tuổi trở lên nên được tiêm ngừa kịp thời nhưng những bé sinh non trước thời điểm này có thể không được chủng ngừa đúng độ tuổi.
Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ sinh non?
Thiên thần nhỏ không nên tiêm phòng nếu gặp phải một trong những trường hợp như:
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những liều thuốc chủng ngừa trước đó
- Sốc phản vệ với kháng sinh trong vắc xin (neomycin, streptomycin hoặc polymyxin)
- Trẻ sinh non có thể không nên tiêm phòng nếu hệ miễn dịch của bé bị ức chế bởi vì đang điều trị cấy ghép nội tạng hoặc ung thư.
Tác dụng phụ của tiêm phòng
Dù tiêm vào đùi hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể con, một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như:
Một số em bé có thể bị sốt nhẹ. Nếu có các triệu chứng này, bạn nên làm mát người cho con bằng cách:
- Cho bé uống nhiều nước hoặc ăn cháo lỏng.
- Không quấn quá nhiều chăn hoặc mặc quá nhiều quần áo trên người con
- Cho con uống paracetamol với liều lượng thích hợp cho trẻ sơ sinh (Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).
Bạn có thể tham khảo thêm lịch tiêm chủng mở rộng đầy đủ dành cho bé tại đây.