Cẩn thận với tình trạng mót tiểu liên tục

Cẩn thận với tình trạng mót tiểu liên tục

Cẩn thận với tình trạng mót tiểu liên tục

Việc bị mót tiểu liên tục nhưng không phải do uống quá nhiều nước có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bạn đang loay hoay không biết làm thế nào để giảm số lần đi tiểu để công việc, cuộc sống không bị ảnh hưởng? 

Bạn đang đọc: Cẩn thận với tình trạng mót tiểu liên tục

Vì thường xuyên bị mót tiểu nên bạn cứ phải đi ra đi vào nhà vệ sinh liên tục bất kể thời gian. Điều này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, công việc và cuộc sống làm người bệnh mất tự tin do quần áo thường có mùi khó chịu, cảm thấy mệt mỏi… Nếu đang rơi vào tình cảnh này mà không biết làm thế nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.  

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mót tiểu liên tục

Mót tiểu liên tục là một trong những tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến. Người mắc tình trạng này gặp khó khăn trong việc kiểm soát số lần đi tiểu và không thể nhịn tiểu hoặc khả năng nhịn tiểu rất thấp. Điều này làm cho nước tiểu cứ rỉ ra, thậm chí là bạn có thể tiểu són ra quần trước khi kịp đến nhà vệ sinh mỗi khi có nhu cầu. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện này. Nguyên nhân phổ biến nhất ở hầu hết người bị mót tiểu nhiều lần là do rối loạn chức năng bàng quang. Ở người bình thường, bàng quang có thể chứa được từ 400 – 620ml nước tiểu. Khi lượng nước tiểu được tích trữ trong bàng quang đạt đến mức này, bàng quang sẽ gửi tín hiệu lên não bộ. Sau khi nhận được tín hiệu từ bàng quang, não sẽ gửi lệnh mở các cơ vòng bàng quang khiến bạn có nhu cầu đi tiểu.

Thế nên, nếu chức năng bàng quang bị rối loạn có thể làm cho bộ phận này tăng hoạt quá mức, cơ vòng sẽ tự động mở mà không cần có sự điều khiển của não bộ, gây nên tình trạng tiểu nhiều lần. Đôi khi dù lượng nước tiểu trong bàng quang rất ít (chỉ khoảng 100 – 150ml) nhưng nếu người bệnh ho nhẹ, cười lớn hay hắt hơi cũng có thể bị tiểu són ra quần. 

Tình trạng mót tiểu liên tục có thể xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng tỷ lệ phụ nữ bị chứng bệnh này thường cao hơn. Nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn và thẳng nên họ thường không nhịn tiểu được lâu.

Ngoài ra, các nhóm cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu như cơ bàng quang, cơ sàn chậu… sẽ bị suy yếu khi phụ nữ mang thai, sinh con hoặc bước vào độ tuổi mãn kinh. Điều này góp phần làm cho phụ nữ dễ bị mót tiểu liên tục dẫn đến đi tiểu nhiều lần hơn nam giới. 

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng mót tiểu liên tục

Người bị mót tiểu liên tục thường có các triệu chứng đặc trưng như: 

  • Thường xuyên muốn đi tiểu 
  • Không kiểm soát được phản xạ đi tiểu 
  • Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai giờ hoặc trên tám lần một ngày
  • Mỗi đêm phải thức dậy để đi tiểu ít nhất 2 lần
  • Tiểu rắt
  • Đái dầm… 

Vì xấu hổ hoặc do không có ý thức cao về tầm ảnh hưởng của chứng bệnh này mà nhiều người bị mót tiểu nhiều lần ít khi đi khám bệnh. Trên thực tế, đây không phải là một chứng bệnh hiếm gặp, cụ thể có khoảng 13 triệu người ở Hoa Kỳ bị mót tiểu nhiều lần, nhưng chỉ có khoảng một nửa trong số họ tìm đến sự trợ giúp của y tế. Tỷ lệ phụ nữ mắc tình trạng này là 10 – 25% và tỷ lệ này thường cao hơn ở những người trong độ tuổi mãn kinh.

Tình trạng mót tiểu liên tục được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn bằng cách đặt câu hỏi cặn kẽ về những bệnh mà bạn từng mắc phải, thói quen sinh hoạt, về số lần đi tiểu trong ngày… Ngoài ra, các bác sĩ có thể hỏi thêm bạn về:

  • Loại thuốc đang dùng 
  • Bạn thường mót tiểu nhiều nhất là vào thời gian nào
  • Mỗi ngày bạn uống khoảng bao nhiêu lít nước, chế độ ăn hiện tại có chứa quá nhiều chất lỏng hay không 
  • Nước tiểu có mùi như thế nào, màu sắc… 

Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm sau: 

Tìm hiểu thêm: Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?

Cẩn thận với tình trạng mót tiểu liên tục

>>>>>Xem thêm: Khi nào trẻ sơ sinh biết cười? Làm sao khuyến khích trẻ nở nụ cười?

  • Tổng phân tích nước tiểu để tìm kiếm yếu tố bất thường trong nước tiểu 
  • Siêu âm thận, bàng quang… 
  • Chụp X-quang hay CT vùng bụng dưới và xương chậu 
  • Xét nghiệm thần kinh nhằm tìm xem bạn có gặp bất kỳ vấn đề rối loạn thần kinh nào hay không 
  • Xét nghiệm để xác định xem bạn có mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STI) hay không… 

Những phương pháp giúp điều trị tình trạng mót tiểu nhiều

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị mót tiểu nhiều lần. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị phù hợp. Những phương pháp thường được áp dụng để điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc khi rối loạn chức năng bàng quang gây tăng hoạt quá mức: Hiện có khá nhiều thuốc để bác sĩ lựa chọn, trong đó nhóm thuốc kháng cholin thường được chỉ định nhiều nhất. Thuốc góp phần làm thư giãn cơ bàng quang và phòng ngừa sự co cơ bàng quang. Lưu ý là việc dùng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nên bạn cần thảo luận với bác sĩ điều trị kỹ càng trước khi sử dụng thuốc. 
  • Đặt dụng cụ âm đạo: Cơ sàn chậu bị suy yếu là một trong những lý do góp phần khiến phụ nữ bị mót tiểu liên tục. Nếu chứng mót tiểu nhiều lần là do nguyên nhân này, các bác sĩ có thể tư vấn phương pháp đặt dụng cụ âm đạo. Một vòng cứng sẽ được đặt vào trong âm đạo nhằm nâng đỡ thành âm đạo, niệu đạo và bàng quang, làm tăng sức chứa của bàng quang, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mót tiểu liên tục. Hạn chế của phương pháp này là có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì thế, bạn nên đến các cơ sở y tế lớn và uy tín để được tư vấn và thực hiện. 
  • Tiêm collagen: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm collagen vào mô quanh cổ bàng quang và niệu đạo, giúp các mô này dày lên và kiểm soát những rối loạn tiểu tiện hiệu quả. 
  • Sử dụng những thảo dược giúp hỗ trợ điều trị mót tiểu nhiều lần:
  • Đậu đen xanh lòng: Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát. Đông y dùng đậu đen xanh lòng để chế thuốc, dẫn thuốc vào kinh thận, có tác dụng bồi bổ can thận, bồi bổ khí huyết, dùng trong các trường hợp can thận yếu. Ngoài ra, đậu đen xanh lòng rất có hiệu quả trong việc chữa tiểu nhiều lần.
  • Cối xay: Đây là loại cây nhỏ, cao tầm 1m, sống lâu năm. Cây có tên là cối xay vì hoa của nó có hình dạng giống cái cối xay lúa ngày xưa. Cối xay có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, dùng trong các trường hợp tiểu rắt, tiểu bí, tiểu són. Ngoài ra, cối xay còn được biết là vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thoái hóa xương khớp, trĩ nội trĩ ngoại, tác dụng mát gan thanh nhiệt…
  • Phá cố chỉ: Phá cố chỉ là loại cây thuộc họ đậu. Cây còn có tên gọi khác là phá cốt tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu. Cây nhỏ mọc hàng năm cao từ 0,3 – 1m. Phá cố chỉ có vị cay, đắng tính ấm, được dùng trị lưng gối đau mỏi, người rối loạn tiểu tiện, đái són hiệu quả. Hoạt chất propiverine trong hạt đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các rối loạn đường niệu và chứng tiểu không tự chủ. 
  • Bạch tật lê: Đây là một trong những thảo dược có tác dụng tốt với người bị rối loạn tiểu tiện. Từ xa xưa, vị thuốc này đã được sử dụng trong những bài thuốc để trị đái dầm và sỏi thận. Bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ bàng quang, tăng sức khỏe và khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang, giúp giảm mót tiểu nhiều lần hiệu quả. 

Lan Quan / HELLO BACSI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *