Móng tay bị sọc đen hoặc sọc trắng là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe cần lưu tâm. Vậy cụ thể móng tay có sọc đen hoặc sọc trắng cảnh báo điều gì?
Bạn đang đọc: Cảnh báo sức khỏe khi móng tay bị sọc đen và sọc trắng
Ngoài việc chăm sóc móng giúp tăng tính thẩm mỹ, biểu hiện của móng tay cũng có thể thể hiện tình trạng sức khỏe thể chất của con người. Cùng tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân móng tay bị sọc qua bài viết của Kenshin.vn dưới đây!
Nội Dung
1. Móng tay bị sọc đen
Biểu hiện móng tay bị sọc đen
- Móng tay bị sọc đen là tình trạng móng tay xuất hiện các đường màu nâu hoặc đen.
- Sọc màu đen hoặc nâu lan rộng trên móng tay.
Nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen
Tình trạng bị sọc đen ở móng tay không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà có thể là dấu hiệu một số bệnh lý khác. Một số nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen bao gồm:
- Bầm do chấn thương
- Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh (ví dụ từ minocycline)
- Rối loạn nội tiết (bệnh Addison)
- Sắc tố ngoại sinh
- Tăng sinh tế bào hắc sắc tố: Dấu hiệu cho các tình trạng lành tính như lentigines và naevi hoặc tình trạng ác tính như khối u ác tính.
Móng tay có sọc đen là thiếu chất gì?
Theo nghiên cứu, việc móng tay có sọc đen xuất hiện cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B12. Mức độ glutathione giảm khi cơ thể thiếu B12, gây ra sự mất ức chế tyrosinase, enzyme chính, dẫn đến ảnh hưởng quá trình hình thành hắc tố trong móng tay.
Móng tay bị sọc đen có sao không?
Nếu móng tay bị sọc đen mờ hoặc đậm thường xuyên, bạn nên đến trung tâm y tế để được kiểm tra. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh để xem liệu bạn có mắc phải bất kỳ tình trạng nào có thể gây ra hắc tố da hay không. Bởi móng tay bị sọc đen có thể là biểu hiện của bệnh ung thư sắc tố. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng và cần được chẩn đoán sớm để được điều trị kịp thời.
2. Móng tay bị sọc trắng
Biểu hiện móng tay bị sọc trắng
- Móng tay bị sọc trắng thường xuất hiện những đường hoặc dải màu trắng chạy ngang hoặc dọc.
- Các đường sọc trắng thường xuất hiện rõ ràng nhất ở các ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.
- Vết sọc trắng thường bắt đầu ở phía dưới cùng và dần dần di chuyển về phía trên của móng tay theo thời gian.
- Các vết sọc phẳng, không có vết lồi hay đường gờ.
Những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu cơ thiếu thiếu chất hoặc triệu chứng của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Con nói chuyện với bạn tưởng tượng, bố mẹ nên làm gì?
Nguyên nhân móng tay bị sọc trắng
Móng tay bị sọc dọc trắng thường không phải do chấn thương lớp biểu bì hay móng tay mà do liên quan đến lượng albumin (một loại protein) ở mức độ thấp. Albumin được tìm thấy trong máu và được tạo ra trong gan. Albumin có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin, hormone và máu để nuôi móng tay.
- Nghiêm trọng hơn, móng tay bị sọc có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh gan và các bệnh khác khác như suy thận do mức albumin thấp.
- Do chế độ ăn uống không cân bằng dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
- Do hóa trị sau ung thư.
Móng tay bị sọc dọc trắng là thiếu chất gì?
Móng tay bị sọc trắng là thiếu chất gì?
Móng tay bị sọc trắng không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng đây có thể là biểu hiện cơ thể đang thiếu kẽm, vitamin A, sắt và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu thấy móng tay bị sọc trắng thường xuyên xuất hiện, bạn nên bổ sung các thực phẩm thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), hạt ngũ cốc, tôm,…
Tuy nhiên, nếu móng tay bị sọc trắng ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện trong thời gian dài, bạn nên đi kiểm tra tổng quan sức khỏe và xét nghiệm máu để nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cách ngăn ngừa móng tay bị sọc và chăm sóc móng tay tại nhà
>>>>>Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho người gầy khó hấp thu, hỗ trợ tăng cân
Để phòng ngừa móng tay bị sọc, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc móng sau đây:
- Duy trì uống đủ nước và ăn uống lành mạnh cân bằng, đầy đủ dưỡng chất: Vitamin B12 và kẽm. Vì những chất dinh dưỡng này giúp móng tay của bạn chắc khỏe hơn. Những thực phẩm có lượng vitamin B12 và kẽm dồi dào bao gồm: Trứng, các loại đậu, cá hồi,…
- Nên giữ độ dài móng vừa phải để tránh móng thường xuyên bị gãy
- Hạn chế sơn móng tay bằng gel hay acrylic để tránh móng tay tiếp xúc với hoá chất quá nhiều
- Không cắn móng tay
- Dưỡng móng bằng các nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,…
Thông thường, những thay đổi trên móng tay của bạn có thể bình thường và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường và gây khó chịu hay đau đớn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Móng tay bị sọc có thể do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý khác như ung thư sắc tố tùy vào từng tình trạng và biểu hiện của móng tay. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về móng tay bị sọc từ đó có cách ngăn ngừa và chăm sóc móng tay phù hợp!