Cao huyết áp mạn tính và thai kỳ

Cao huyết áp mạn tính và thai kỳ

Cao huyết áp mạn tính và thai kỳ

Bạn đang đọc: Cao huyết áp mạn tính và thai kỳ

Nếu bạn bị cao huyết áp ngay từ trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán bị cao huyết áp trước khi thai được 20 tuần tuổi thì có nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp mạn tính. Hiện nay cứ 100 thai phụ thì có 5 người bị cao huyết áp mạn tính.

Đo huyết áp sẽ cho chúng ta biết áp lực máu trong động mạch là bao nhiêu. Khi đo, sẽ có 2 chỉ số: chỉ số lớn hơn (tâm thu) chính là áp lực máu khi tim bơm máu, và chỉ số nhỏ hơn (tâm trương) chính là áp lực máu khi tim nghỉ ngơi và được đổ đầy máu. Cao huyết áp trong thai kỳ được định nghĩa là khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90, ngay cả khi chỉ có một chỉ số tăng lên. Cao huyết áp mạn tính nặng là cao huyết áp với chỉ số từ 160/110 trở lên.

Huyết áp của con người có thể thay đổi, bác sĩ sẽ phải đo huyết áp cho bạn nhiều lần và lấy số đo trung bình.

Cao huyết áp mạn tính không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến đến cao huyết áp trong thai kỳ. Nếu bạn bị cao huyết áp sau khi thai được 20 tuần tuổi thì bạn sẽ được chẩn đoán cao huyết áp thai kỳ. (Nếu huyết áp của bạn không trở lại mức bình thường trong vòng 12 tuần sau khi sinh thì bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính vĩnh viễn).

Ngoài ra, nếu huyết áp của bạn tăng lên sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nước tiểu có chứa protein, gan hoặc thận bất thường, đau đầu, hoặc tầm nhìn ở khoảng cách gần của bạn có vấn đề, bạn có thể đã bị tiền sản giật.

Cao huyết áp mạn tính có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cao huyết áp mạn tính sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển tiền sản giật. Nếu bạn đã bị cao huyết áp mạn tính mà lại còn bị tiền sản giật thì hiện tượng này được gọi là “tiền sản giật chồng lên nền cao huyết áp mạn’. Cứ 1 trong 4 phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính và một nửa số phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính nặng sẽ bị tiền sản giật chồng lên trong thai kỳ.

Huyết áp cao khi mang thai cũng có thể khiến ít máu lưu thông qua nhau thai hơn, cung cấp ít oxy và dưỡng chất hơn cho em bé đang lớn. Cao huyết áp mạn tính làm tăng nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ, bao gồm thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non, nhau bong non và thai chết lưu.

Nếu bạn bị mắc bệnh cao huyết áp mạn tính ở mức độ nhẹ, nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai sẽ không cao hơn nhiều so với khi bạn có huyết áp bình thường, miễn là bạn không có bất kỳ vấn đề nào khác, huyết áp trong thai kỳ của bạn không tăng lên, và bạn không mắc hiện tượng tiền sản giật chồng lên.

Cao huyết áp càng nặng thì nguy cơ bạn gặp các biến chứng này càng cao, việc mắc phải hiện tượng tiền sản giật chồng lên còn khiến nguy cơ này tăng cao hơn nữa. Nguy cơ gặp phải các biến chứng cũng sẽ tăng cao hơn nếu bạn đã bị cao huyết áp trong thời gian dài và nó đã làm tổn thương hệ thống tim mạch, thận, hoặc các cơ quan khác của bạn. Nguy cơ này cũng sẽ cao hơn nếu căn bệnh cao huyết áp của bạn là do một loại bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc lupus gây ra.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức

Tìm hiểu thêm: Nóng giận khi mang thai: Mẹ nên làm gì để “quản lý” cảm xúc?

Cao huyết áp mạn tính và thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Trà giảo cổ lam: Liệu có phải thần dược cho người tiểu đường?

Khi bé bắt đầu di chuyển trong bụng thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi chuyển động của bé. (Đây là một cách tốt để theo dõi sức khỏe con bạn giữa các buổi hẹn khám tiền sản với bác sĩ). Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bé ít hoạt động hơn so với bình thường.

Bác sĩ cũng có thể cho bạn tự kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để tự đo huyết áp thường xuyên và yêu cầu bạn thông báo kết quả ở lần khám tiếp theo. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ cho bạn biết mức huyết áp thế nào thì nên gọi cấp cứu hoặc đi bệnh viện ngay. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Bị đau đầu, đặc biệt là khi đau nặng, dai dẳng, hoặc đau từng cơn một
  • Nghe tiếng đập thình thịch trong lồng ngực hoặc cảm giác tim đập rất nhanh
  • Chóng mặt
  • Phù mặt hoặc phù quanh mắt, phù nhiều ở tay, phù nhiều hoặc đột ngột ở bàn chân hay các mắt cá chân của bạn (tuy nhiên một số dạng phù chân và phù mắt cá là bình thường trong suốt thời kỳ mang thai), hay phù ở bắp chân của bạn
  • Tăng hơn 2kg trong một tuần
  • Thay đổi thị lực bao gồm nhìn đôi, nhìn mờ, nhìn thấy các đốm sáng hoặc tia sáng chói, nhạy cảm với ánh sáng, hay mất thị lực tạm thời
  • Đau căng tức ở phần bụng trên
  • Buồn nôn hoặc nôn (trừ nghén vào đầu thai kỳ).
  • Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn sinh con?

    Cao huyết áp mạn tính, đặc biệt nếu nó nghiêm trọng, bạn sẽ có nguy cơ bị các biến chứng vì hệ thống tim mạch của bạn điều chỉnh theo những biến đổi trong cơ thể bạn sau khi sinh, vì vậy bạn sẽ được theo dõi rất chặt chẽ trong ít nhất 48 giờ sau khi sinh.

    Ngoài ra, vì tiền sản giật có thể bộc phát sau khi sinh, bạn hãy báo bác sĩ biết ngay nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, ngay cả sau khi bạn đã được phép trở về nhà. Bạn sẽ bắt đầu uống thuốc huyết áp trở lại hay phải điều chỉnh liều khi cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có kế hoạch cho con bú, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn các thuốc huyết áp kê cho bạn.

    Ngoài việc uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ và thường xuyên đi tái khám, bạn cần phải biết tự chăm sóc tốt cho bản thân để làm giảm nguy cơ biến chứng lâu dài của bệnh cao huyết áp, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ. Cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và cân nặng của bạn, tránh hút thuốc và rượu bia.

    Khi bạn đã phục hồi sau sinh và được phép tập thể dục trở lại, hãy hỏi bác sĩ về những bài tập thường xuyên tốt nhất cho sức khỏe của bạn, và sau đó hãy chuyên tâm tập luyện.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *