Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

Cao huyết áp sau phẫu thuật là một biến chứng xảy ra khá thường xuyên ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử tăng huyết áp.

Bạn đang đọc: Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

Tất cả các ca phẫu thuật đều có khả năng xảy ra rủi ro nhất định, ngay cả khi mọi công đoạn đều được tiến hành đúng cách. Một trong những rủi ro thường xuyên xảy ra là biến chứng cao huyết áp sau phẫu thuật.

Người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp sau phẫu thuật vì một số lý do. Việc bạn có phát sinh thêm biến chứng hay không tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn thực hiện, loại thuốc gây mê và bạn có bị tăng huyết áp trước đó hay không.

Giới thiệu tổng quát về tăng huyết áp

Huyết áp được đo bằng một thiết bị đặc hiệu. Kết quả là một phân số, bao gồm tử số là huyết áp tâm thu (chỉ số thứ nhất hay còn gọi là chỉ số trên) là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Số còn lại (mẫu số) là huyết áp tâm trương thể hiện huyết áp khi cơ tim giãn ra. Chỉ số đo huyết áp thông thường sẽ rơi vào khoảng 120/80mmHg.

Theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các kết quả đo huyết áp được phân thành ba nhóm nhỏ như sau:

  • Phạm vi lý tưởng: dưới 120mmHg đối với huyết áp tâm thu và nhỏ hơn 80mmHg với huyết áp tâm trương
  • Tiền cao huyết áp: tử số khoảng 120 – 129mmHg (tâm thu) và mẫu số nhỏ hơn 80mmHg (tâm trương)
  • Cao huyết áp: huyết áp tâm thu từ 130mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 80mmHg
  • Cao huyết áp sau phẫu thuật

    Phẫu thuật tim và các phẫu thuật liên quan đến những động mạch chủ thường có nhiều nguy cơ tăng huyết áp trong khi tiến hành phẫu thuật, đặc biệt là với những người có sẵn tiền sử bị cao huyết áp. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp trước khi vào phòng mổ, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp sau phẫu thuật.

    Kiểm soát huyết áp kém là khi chỉ số đo của bạn cao hơn phạm vi lý tưởng và phương pháp điều trị không thật sự mang lại hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do:

    • Bạn không được chẩn đoán trước khi phẫu thuật.
    • Liệu trình điều trị cao huyết áp hiện tại không hiệu quả.
    • Bạn sử dụng thuốc tăng huyết áp không đều đặn hoặc không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

    Ngưng sử dụng thuốc

    Tìm hiểu thêm: Bật mí 7 cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả

    Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

    >>>>>Xem thêm: 4 tác dụng của đậu lăng: Mẹ bầu nên ăn thường xuyên

    Nếu cơ thể bạn đã quen với các loại thuốc giảm huyết áp, việc ngưng dùng thuốc đột ngột có thể khiến huyết áp tăng lại ngay lập tức.

    Bạn cần báo trước với bác sĩ phẫu thuật về chuyện này trước khi làm phẫu thuật. Hãy nói chi tiết về nhóm thuốc bạn sử dụng và bất kỳ liều thuốc nào bạn đã bỏ qua. Một số loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng ngay buổi sáng hôm phẫu thuật, do đó bạn không cần phải lo lắng về việc lỡ mất liều thuốc nào. Bạn nên xác nhận điều này với bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê.

    Mức độ đau

    Tình trạng đau đớn có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm rằng vấn đề này không kéo dài lâu. Huyết áp sẽ trở lại như cũ sau khi điều trị cơn đau.

    Thuốc gây mê cũng có khả năng gây cao huyết áp sau phẫu thuật

    Quá trình gây mê có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bạn. Các chuyên gia lưu ý rằng hệ hô hấp của một số người khá nhạy cảm với ống thở. Điều này có thể kích thích nhịp tim đập nhanh hơn và gây tăng huyết áp tạm thời.

    Phục hồi sau khi gây mê cũng có khả năng gây cao huyết áp sau phẫu thuật. Các yếu tố như nhiệt độ cơ thể và lượng dịch truyền tĩnh mạch cần thiết trong quá trình gây mê và phẫu thuật có thể làm tăng huyết áp.

    Mức oxy

    Khi được gây mê, cơ thể bạn có khả năng không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này dẫn đến lượng oxy trong máu của bạn giảm đi, gây nên tình trạng thiếu oxy máu. Hệ quả là cao huyết áp sau phẫu thuật.

    Thuốc giảm đau có thể gây cao huyết áp sau phẫu thuật

    Một số loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không theo toa (OTC) có thể làm tăng huyết áp của bạn. Người bị cao huyết áp nếu sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) có thể bị tác dụng phụ, khiến bệnh trạng trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn đã mắc bệnh cao huyết áp, hãy yêu cầu bác sĩ đưa ra các lựa chọn phù hợp để kiểm soát cơn đau trước khi thực hiện phẫu thuật. Họ có thể đề nghị các phương pháp trị liệu khác nhau hoặc chỉ định những loại thuốc thay thế.

    Dưới đây là một số ví dụ về các loại NSAIDs phổ biến, cả theo toa và không kê đơn, có khả năng gây tăng huyết áp:

    • Ibuprofen (Advil, Motrin)
    • Meloxicam (Mobic)
    • Naproxen (Aleve, Naprosyn)
    • Natri naproxen (Anaprox)
    • Piroxicam (Feldene)

    Tổng kết

    Nếu bạn không có tiền sử tăng huyết áp, bất kỳ triệu chứng cao huyết áp sau phẫu thuật nào cũng rất có thể mang tính tạm thời. Nó thường kéo dài khoảng 48 giờ. Các bác sĩ và y tá sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn và sử dụng thuốc để hạ huyết áp về lại phạm vi lý tưởng.

    Nếu bạn có tiền sử bị tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh. Ngoài ra, bạn hãy thảo luận kế hoạch thật chi tiết với bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *