Bàn chân là một bộ phận không thể thiếu của cơ thể của mỗi chúng ta. Nó không chỉ giúp bạn đứng vững và di chuyển dễ dàng. Cấu trúc của bàn chân còn thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn.
Bạn đang đọc: Cấu trúc của bàn chân nói gì về tình trạng sức khỏe của bạn?
Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của bàn chân sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bệnh liên quan đến bàn chân, ví dụ như bàn chân bẹt. Bàn chân bạn được cấu thành từ các xương nhỏ, dây chằng, gân, cơ và kết cấu này đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể.
Chức năng của bàn chân là giữ cơ thể thăng bằng cũng như giúp bạn đi, chạy, leo trèo và thực hiện nhiều hoạt động khác. Tổn thương ở bất cứ phần nào của bàn chân đều gây đau và giảm khả năng thực hiện các sinh hoạt hằng ngày cũng như giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Nội Dung
Cấu trúc của bàn chân và tình trạng sức khỏe
Cấu trúc của bàn chân được chia làm 3 phần chính: trước, giữa và sau.
Phần trước bàn chân
Phần trước bao gồm 5 ngón chân và 5 xương đốt bàn. Mỗi ngón chân được cấu thành từ nhiều xương nhỏ. Ví dụ như ngón cái được cấu tạo từ 2 xương là xương đốt gần và xương đốt xa, cộng thêm một khớp giữa 2 xương này gọi là khớp gian đốt. Các ngón chân còn lại đều được cấu thành từ 3 xương đốt và 2 khớp. Phần trước của bàn chân gánh chịu một nửa trọng lượng của cơ thể và cân bằng áp lực trên bàn chân.
Có nhiều bệnh lý của bàn chân và chấn thương liên quan đến phần trước, gây đau các ngón chân và bàn chân, ví dụ như vẹo ngón chân cái gây sưng đau và biến dạng khớp ngón cái. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh gút, móng quặp, biến dạng ngón chân hay đau bàn chân.
Phần giữa bàn chân
Phần giữa của bàn chân bao gồm tập hợp các xương nhỏ dạng tam giác cấu thành hình vòm của bàn chân và giúp hấp thu và khuếch tán lực. Phần này bao gồm 3 xương chêm, xương hộp và xương ghe. Các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa với xương phần trước và phần sau tạo thành vòm bàn chân.
Các bệnh thường ảnh hưởng đến phần giữa trong cấu trúc của bàn chân bao gồm chứng bàn chân bẹt, viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp và dây chằng ở phần giữa.
Phần sau bàn chân
Phần sau bao gồm gót chân và 3 khớp kết nối phần giữa với xương mắt cá. Xương mắt cá hỗ trợ cho xương cẳng chân (xương chày và xương mác) tạo thành một dạng như bản lề giúp chân di chuyển lên và xuống. Xương gót là xương lớn nhất trong bàn chân.
Bàn chân hợp với xương gót tạo thành khớp mắt cá. Bên dưới xương gót được lót bởi một lớp mỡ dày để hấp thụ bớt trọng lượng cơ thể. Gân Achilles là một gân quan trọng để kết nối xương gót với cơ bắp chân, thực hiện các chức năng chạy, nhảy và đứng.
Các bệnh và chấn thương thường xảy ra ở phần sau bàn chân là viêm bao hoạt dịch Achilles, chấn thương gân Achilles và viêm cân gan chân (plantar fasciitis).
Nên điều trị sớm khi thấy cấu trúc của bàn chân bất thường
Thông thường, khi bàn chân thỉnh thoảng bị đau, bạn hay phớt lờ triệu chứng hoặc chỉ dùng miếng dán và xoa dầu nóng để giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra thường xuyên, bạn hãy cẩn thận. Lúc này, nếu thấy bất kỳ phần nào của bàn chân có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến các cơ sở y tế khám ngay lập tức để được chuẩn đoán và điều trị bệnh sớm (nếu có).
Đa phần các bệnh ở bàn chân có thể điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng. Riêng việc điều trị bàn chân bẹt, bạn có thể cân nhắc lựa chọn điều trị không thuốc, không phẫu thuật tại phòng khám ACC. Tại đây, bạn sẽ được điều trị bằng đế chỉnh hình bàn chân kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu. Liệu pháp này là liệu pháp an toàn, phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.
Đặt lịch khám bệnh với các bác sĩ nước ngoài tại đây hoặc liên hệ
Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC
Hotline: 028 3939 3930
Website: https://acc.vn
Fanpage: fb.com/PhongKhamACC
Châu Khoa Kenshin.vn
>>>>>Xem thêm: 3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết