Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

Tên thường gọi: Cây duối (ruối)

Bạn đang đọc: Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

Tên gọi khác: Duối nhám, May xói, Duối dai 

Tên nước ngoài: Tooth Brush Tree

Tên khoa học: Streblus asper Lour

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Tổng quan 

Tìm hiểu chung về cây duối

Duối hay một số vùng còn gọi là ruối là một loại cây thân gỗ, nhỏ, có thể cao từ 4-6m và thường được dùng làm hàng rào tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam. 

  • Thân cây chia nhiều nhánh và thường có mủ trắng. 
  • Lá của cây duối có hình trứng ngược, cứng, mặt lá nhám và mọc so le. Phần mép lá thường có các răng cưa nhỏ. 
  • Hoa duối nhỏ, dạng hình cầu và có màu xanh lục (riêng hoa đực có màu vàng), cụm hoa đực 10-12 hoa, cụm hoa cái chỉ có 1 hoa.
  • Quả duối hình cầu và hơi dẹt, có kích thước to bằng đầu ngón tay út. Khi chín, quả có màu vàng và ăn được. 

Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

Bộ phận dùng của cây duối

Với chiều cao trung bình cùng cùng cành lá mọc chằng chịt, cây duối thường được dùng làm hàng rào ở nước ta.  

Không chỉ thế, toàn bộ các bộ phận của cây duối còn có thể dùng để chế thành thuốc, bao gồm vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ cây. Mủ của cây duối có thể dùng tươi, các bộ phần khác sau thu hái cần được làm sạch, thái nhỏ rồi phơi khô và sao vàng để sử dụng.  

Thành phần hóa học trong cây duối

Mủ của cây duối là một trong các bộ phận được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong mủ của cây duối có thành phần chính là nhựa (resin) chiếm 76%, còn lại khoảng 23% là cao su. Bên cạnh đó, trong các bộ phận của cây còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi khác như: 

  • Acid oleanolic
  • β – sitosterol
  • Botulin
  • N – triacontan
  • Tetracontan – 3 – on
  • Stigmasterol
  • Ngoài ra, cây duối còn giàu glycosid tim, khoảng hơn 20 glycoside từ vỏ rễ của cây duối. Những chất này theo y học cổ truyền còn gọi là chất đắng và chúng có tính năng trợ tim. 

    Tác dụng, công dụng

    Cây duối có những công dụng gì?

    Theo ghi nhận của y học cổ truyền, cây duối có vị hơi đắng, chát và tính mát, quy kinh can. Vì thế có chủ trị đau nhức đầu, đau nhức răng, chứng bí tiểu, tiểu rát, sỏi thận và trị mụn nhọt sưng tấy chưa vỡ mủ,…

    Ngoài ra, cây duối còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thông huyết, cầm máu và sát trùng. 

    Cây duối có những tác dụng dược lý gì?

    Theo một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của loài S.asper trên in vitro và in vivo thì các bộ phận khác nhau của loài cây mang một số tác dụng như: 

    • Chống sốt rét 
    • Chống ung thư
    • Kháng khuẩn 
    • Chống dị ứng 
    • Trợ tim

    Liều dùng

    Liều dùng thông thường của cây duối là bao nhiêu?

    Vị thuốc cây duối có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp ngoài. 

    Liều dùng trung bình của vị thuốc này là khoảng 12-20g/ngày. 

    Một số bài thuốc có cây duối

    Tìm hiểu thêm: 5 sự thật đáng sợ về chứng nghiện điện thoại

    Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

    Cây duối được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

    Chữa bí tiểu, nước tiểu màu đỏ, nóng trong.

    Rửa sạch 20g rễ và cành của cây duối. Cho dược liệu đã được làm sạch vào nồi cùng với 500ml nước. Đun cho đến khi nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước và chai thành 3 phần nhỏ để uống trong ngày. Uống theo một liệu trình 10 ngày. 

    Chữa nước tiểu đục, đái buốt 

    Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g; bông mã đề, râu ngô và bạch mao căn mỗi vị 30g. 

    Cách thực hiện: Cho vỏ rễ cây duối cùng với rễ cây nhót rừng sao vàng lên. Sau đó, đem trộn với các vị thuốc còn lại và sắc lấy nước uống. Nên chia nhỏ nước thuốc sắc được thành 3 phần để uống hết trong ngày.

    Chữa phù thũng 

    Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Vỏ bưởi (sao vàng), lá cây duối, cây bố rừng và vỏ quýt mỗi vị 12g; vỏ tỏi và củ sả mỗi vị 10g. 

    Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với 600ml nước. Sau đó đun cô đặc lại còn khoảng 200ml. Gạn lấy phần nước để uống hết trong ngày. Lưu ý: một thang thuốc nên đun 2 lần nước. 

    Bài thuốc giảm đau do gãy xương 

    Cách thực hiện: Lấy thanh táo, chuối tiêu, vỏ duối và dây tơ hồng một lượng bằng nhau. Sau đó giã nhỏ và đắp lên vết thương. 

    Mời bạn xem thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Có giúp giảm đau nhức xương khớp không?

    Chữa đau răng 

    Cách thực hiện: lấy vỏ duối tươi ngâm với rượu đặc trong 10 ngày. Sau 10 ngày, bạn có thể dùng một nhúm bông gòn để hút một lượng vừa đủ rượu duối để chấm lên vị trí đau. 

    Có thể xem thêm: Giảm đau răng tại nhà: 5 bí kíp giảm đau răng nhanh nhất, hiệu quả nhất

    Chữa trị đau nhức đầu do thay đổi thời tiết 

    Cách thực hiện: Phết một lượng nhựa cây duối lên hai miếng giấy nhỏ (đường kính khoảng 3cm). Sau đó, phết lên đó một chút vô tôi và đem miếng giấy dán lên hai bên thái dương. Bạn có thể thực hiện cách giảm đau đầu này mỗi ngày từ 1-2 lần.

    Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận 

    Cách thực hiện: Đem khoảng 15 lá duối ngâm cùng với nước muối pha loãng trong 15 phút rồi vớt ra, để ráo nước. Sau đó, đem toàn bộ lá cây duối đã làm sạch xay nhuyễn cùng 250ml nước. Lọc lấy phần nước cốt để uống, nên uống trước khi ngủ.  

    Mời bạn xem thêm: Bỏ túi ngay 8 bài thuốc dùng kim tiền thảo trị sỏi thận

    Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau mà chưa vỡ mủ 

    Cách thực hiện: Phết một lượng nhựa cây duối vừa phải lên miếng giấy nhỏ rồi dán lên vị trí mụn nhọt. Giữ yên trong khoảng 3h rồi gỡ bỏ, lặp lại mỗi ngày 2 lần. 

    Bài thuốc giúp lợi sữa 

    Cách thực hiện: Chuẩn bị 50g lá duối tươi hoặc 20g lá duối khô, đem sắc lấy nước uống. Nên uống mỗi ngày từ 1-2 lần để cải thiện tình trạng thiếu sữa. 

    Lưu ý, thận trọng khi dùng

    Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh

    >>>>>Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn được bún không, ăn như thế nào là tốt?

    Khi dùng cây duối, bạn nên lưu ý những gì?

    Để sử dụng dược liệu cây duối một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. 

    Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ. Một số tác dụng phụ khi sử dụng cây duối có thể bao gồm: tiêu chảy, phát ban, kích ứng da,…

    Mức độ an toàn của cây duối làm thuốc

    Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cây duối trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, nên thận trọng khi muốn sử dụng cây duối cho phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả người già và trẻ nhỏ. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

    Tương tác có thể xảy ra với cây duối

    Cây duối có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *