Cấy ghép tử cung, bước đột phá của nền y học

Cấy ghép tử cung, bước đột phá của nền y học

Cấy ghép tử cung là một sự tiến bộ vượt bậc trong y học. Nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt thể chất mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần. Tuy nhiên, những vấn đề đạo đức xoay quanh phương pháp điều trị này vẫn còn tiếp tục gây tranh cãi. 

Bạn đang đọc: Cấy ghép tử cung, bước đột phá của nền y học

Khi một người phụ nữ không muốn sinh con, cô ấy có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hiến tặng nó cho một phụ nữ khác bị khiếm khuyết tử cung bẩm sinh. Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép tử cung vào ổ bụng người nhận. Sau đó, người nhận ghép tạng có thể sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Thực tế, ca phẫu thuật cấy ghép tử cung đầu tiên đã diễn ra suôn sẻ ở Thụy Điển. Một cuộc giải phẫu tương tự tại Hoa Kỳ cũng đã được công bố trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có ít nhất hai cơ sở y tế khác ở đất nước này đã bắt đầu chương trình thử nghiệm cho phương pháp cấy ghép tử cung.

Đối với Sara Krish, một phụ nữ 33 tuổi ở Los Angeles, đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung vì ung thư cách đây ba năm, sự tiến bộ vượt bậc trong y học này thực sự là một phép màu. Cô chia sẻ, hầu hết mọi phụ nữ trên thế giới đều muốn trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Cô cảm thấy bản thân như vỡ òa vì vui sướng khi biết mình vẫn còn cơ hội mang thai.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi lại phát sinh những lo ngại về vấn đề đạo đức liên quan đến bước đột phá khoa học mới nhất này. Những người mang quan điểm chỉ trích cho rằng trên thực tế cấy ghép tử cung không dùng để cứu mạng sống con người. Mặt khác, nó chỉ mang tính tạm thời vì tử cung ghép vào sẽ bị lấy ra sau khi người phụ nữ sinh con. Ngoài ra, việc tử cung hiến tặng lấy trực tiếp từ người sống cũng là vấn đề gây tranh cãi.

Tiến sĩ Mark Surrey, một chuyên gia hàng đầu về sản khoa và là đồng sáng lập của Southern California Reproductive Center, cho biết cá nhân ông không thấy có bất kỳ vấn đề đạo đức nào nghiêm trọng đối với phương pháp cấy ghép tử cung. Tuy nhiên, cộng đồng y tế cũng nên xem xét lại những vấn đề được đề cập bên trên.

Những ca phẫu thuật cấy ghép tử cung đã thực hiện

Chín phụ nữ ở Thụy Điển đã có ca phẫu thuật cấy ghép tử cung thành công. Năm người trong số họ đã sinh con, đứa trẻ đầu tiên ra đời vào tháng 10 năm 2014.

Cấy ghép tử cung ở bệnh viện Cleveland

Các bác sĩ tại bệnh viện Cleveland ở Ohio thông báo rằng họ đã tiến hành một ca cấy ghép tử cung cho một phụ nữ 26 tuổi bị khiếm khuyết tử cung bẩm sinh hồi cuối tháng 2. Người hiến tặng đã qua đời vài giờ trước khi ca phẫu thuật diễn ra.

Tuy nhiên, sau đó ban lãnh đạo của Cleveland đã phải ra thông báo rằng họ bắt buộc cắt bỏ tử cung được ghép vào vì cơ thể người bệnh xuất hiện biến chứng. Đây là trường hợp đầu tiên cũng là duy nhất xuất hiện tình trạng biến chứng trong số 10 ca phẫu thuật ghép tử cung được lên kế hoạch trong chương trình thử nghiệm của bệnh viện.

Chương trình thử nghiệm của Baylor Scott & White Health

Tổ chức Baylor Scott & White Health tại Dallas hợp tác cùng bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston cũng đã bắt đầu chương trình thử nghiệm tương tự. Tiêu chí cho các ca cấy ghép này khá cụ thể. Ví dụ như khi tham gia chương trình của Baylor, người nhận tử cung phải có độ tuổi từ 20 – 35 và buồng trứng vẫn còn hoạt động bình thường.

Những yêu cầu khác dành cho người nhận bao gồm không hút thuốc, không bị ung thư trong vòng ít nhất 5 năm trở lại đây, không có tiền sử bệnh tiểu đường, đồng thời kết quả xét nghiệm âm tính với HIV, dời leo cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Trong khi đó, người hiến tặng phải từ 40 – 65 tuổi, không bị ung thư trong vòng ít nhất 5 năm cũng như không mắc phải bất kỳ bệnh lý nào lây truyền qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, người đó phải có ít nhất một lần sinh nở thành công.

Tất cả những phụ nữ nhận ghép tử cung sẽ cần đóng băng buồng trứng trước khi phẫu thuật. Sau đó, họ sẽ cần chờ một năm tiếp theo mới có thể tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng thụ tinh sẽ được cấy lần lượt cho đến khi có thai. Những người này sẽ phải sinh mổ để tránh tạo áp lực quá mức trên tử cung được cấy ghép.

Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với những biến chứng tiềm ẩn thông thường của phương pháp ghép tạng, bao gồm thải ghép, xuất huyết hay thậm chí là nhiễm trùng. Tuy vậy, họ không cần phải quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đối phó với những biến chứng này. Mặt khác, sau khi sinh con, họ sẽ được các bác sĩ lấy tử cung ra.

Ước tính có khoảng từ 3 – 5% phụ nữ trên toàn thế giới mắc bệnh vô sinh do khiếm khuyết tử cung bẩm sinh hay cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng vì một nguyên nhân nào đó. Phương pháp này tăng thêm hy vọng cho họ về một tương lai được làm mẹ.

Các vấn đề đạo đức xoay quanh cấy ghép tử cung

Không đáp ứng mục tiêu của nền y học

Phẫu thuật cấy ghép tử cung có lý tưởng cải thiện chất lượng cuộc sống, trái ngược với mục tiêu của nền y học trước đó là cứu sống người bệnh.

Theo tiến sĩ Charles Burton, bác sĩ giải phẫu thần kinh, đồng thời là thành viên hội đồng quản trị và cựu chủ tịch của Hiệp hội Đạo đức Y khoa, mối quan tâm hàng đầu của hiệp hội là liệu người bệnh đã nắm được đầy đủ thông tin trước khi ca phẫu thuật cấy ghép tử cung diễn ra hay chưa.

Ông bổ sung rằng cấy ghép tử cung được xếp vào loại phẫu thuật tự chọn. Thêm vào đó, đây là loại thủ thuật cần nhiều chuyên viên với trình độ cao. Ông hy vọng khi có nhiều ca phẫu thuật diễn ra cùng lúc, nhất là những ca mang tính chất quan trọng, nhân lực sẽ được phân phối đồng đều.

Người hiến tạng

Ngoài ra, người hiến tạng, đặc biệt là sức khỏe của họ, cũng là một mối quan tâm đạo đức thường được đem ra tranh luận. Mặt khác, mặc dù ở Mỹ cũng như một số quốc gia khác như Việt Nam cấm buôn bán các cơ quan trên cơ thể, vẫn có một số tổ chức tiến hành buôn bán nội tạng trái phép.

Đem lại giá trị tinh thần

Tuy nhiên, đối với Krish, phương pháp cấy ghép tử cung đem lại cho cô giá trị về mặt tinh thần rất lớn.

Khi phải cắt bỏ tử cung trong quá trình điều trị ung thư, Krish nghĩ rằng cô đã vĩnh viễn mất đi khả năng mang thai và trở nên suy sụp trong suốt một tháng. Tuy vậy, các chương trình thử nghiệm phẫu thuật ghép tử cung đã thắp lên hy vọng ở cô.

Các chương trình thử nghiệm đã khơi dậy niềm hy vọng của cô. Là một người phụ nữ, bản năng làm mẹ khiến cô khao khát hơn cả việc có thể cảm nhận được sự liên kết thiêng liêng giữa chính bản thân và đứa con của mình, thay vì lựa chọn một giải pháp khác như tìm người mang thai hộ.

>>>>>Xem thêm: Đếm tế bào CD4+

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *