Tên thường gọi: Alpiniaofficinarum, Alpinie, Catarrh Root, China Root, Chinese Ginger, Colic Root, East India Catarrh Root
Bạn đang đọc: Cây riềng
Tên khoa học: Alpinia galangal (L.) Sw. Synonym
Tác dụng
Cây riềng dùng để làm gì?
Cây riềng là một loại thực vật có củ được sử dụng để làm thuốc. Nó thường được dùng để điều trị:
- Khí đường ruột;
- Nhiễm trùng;
- Co thắt cơ bắp;
- Sốt;
- Sưng (viêm);
- Chảy máu sau phẫu thuật.
Ngoài ra, nó còn được dùng để tiêu diệt vi khuẩn và làm chất kích thích.
Cây riềng có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của củ riềng là gì?
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thảo dược này. Xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng cây riềng có chứa thành phần có thể ngăn chặn và điều trị viêm.
Liều dùng
Liều dùng thông thường cho củ riềng là gì?
Liều dùng của củ riềng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của củ riềng là gì?
Củ riềng có các dạng bào chế là:
- Chiết xuất chất lỏng;
- Bột;
- Cồn thuốc.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng củ riềng?
Khi sử dụng loại thảo dược này, bạn có thể có những gặp phản ứng dị ứng như đau khớp và phát ban.
Đây chưa phải là tất cả tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng củ riềng, bạn nên lưu ý những gì?
Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Các quy định về kiểm soát thảo dược ít nghiêm ngặt hơn các quy định về thuốc. Bạn nên xác định kỹ tính an toàn của thảo dược trước khi sử dụng.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng củ riềng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của củ riềng như thế nào?
Củ riềng hầu như an toàn khi dùng bằng đường uống với liều lượng tương tự như trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày.
Củ riềng có thể dùng làm thuốc uống hoặc cũng có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da có trong một số thuốc chứa các loại thảo dược khác như: cam thảo, cỏ xạ hương, cây tầm ma, cây nho.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin về việc sử dụng củ riềng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Củ riềng có thể tương tác với những yếu tố nào?
Củ riềng có thể tương tác với các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng axit: thuốc kháng axit có tác dụng làm giảm axit dạ dày trong khi củ riềng lại làm tăng axit dạ dày. Vì thế, khi sử dụng cùng với nhau thì thuốc kháng axit sẽ bị giảm tác dụng. Một số thuốc kháng axit bao gồm: canxi cacbonat (Tums®), dihydroxyaluminum natri cacbonat (Rolaids®), magaldrate (Riopan®), magie sulfat (Bilagog®), hydroxit nhôm (Amphojel®),…;
- Thuốc giảm axit dạ dày (H2-Blockers). Củ riềng có thể làm tăng axit dạ dày, làm giảm hiệu quả của một số thuốc H2-Blockers như: cimetidine (Tagamet®), ranitidine (Zantac®), nizatidine (Axid®), và famotidine (Pepcid®);
- Thuốc ức chế bơm proton. Tương tự, củ riềng cũng làm giảm hiệu quả của một số thuốc ức chế bơm proton như: omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®), rabeprazole (Aciphex®), pantoprazole (Protonix®) và esomeprazole (Nexium®).
Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc các bệnh lý bạn đang mắc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
>>>>>Xem thêm: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thai kì như thế nào?