Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

Nhiều người sau khi phải tiến hành chấm dứt thai kỳ vì một lý do nào đó thường hay băn khoăn về việc sau khi nạo phá thai bao lâu thì có thai lại?

Bạn đang đọc: Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

Chấm dứt thai kỳ, mà chúng ta thường gọi là nạo phá thai, là việc loại bỏ các mô thai, các bộ phận của thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Việc chấm dứt thai kỳ có thể được thực hiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Trong bài viết này, Kenshin giải đáp giúp bạn thắc mắc chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể có thai trở lại, mời bạn cùng tìm hiểu.

Việc chấm dứt thai kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc chấm dứt thai kỳ sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Có thai ngoài ý muốn
  • Mang thai do bị hãm hiếp hay loạn luân
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, có các vấn đề về di truyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhận thức nếu được sinh ra
  • Sức khỏe của người mẹ quá yếu, việc mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ nên buộc phải bỏ thai để điều trị.

Sau khi thực hiện biện pháp chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai?

Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

Sau khi thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai trở lại hay phá thai bao lâu thì có thai lại là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ.

Theo nhiều chuyên gia sản khoa, việc thực hiện các biện pháp sản khoa nhằm chấm dứt thai kỳ chỉ gây ra tác động nhất định với sức khỏe, tâm lý phụ nữ và không có tác dụng ngừa thai. Mặt khác, nếu được thực hiện đúng cách, tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thì việc chấm dứt thai kỳ thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản và quá trình rụng trứng. Điều này có nghĩa là sau khi thực hiện đình chỉ thai kỳ, bạn hoàn toàn có thể thụ thai trong khoảng 7–10 ngày sau đó.

Nguyên do sự rụng trứng là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, diễn ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Thế nên ngay sau khi chu kỳ kinh của bạn bắt đầu bình thường trở lại, bạn hoàn toàn có khả năng thụ thai. Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, bạn hoàn toàn có thể thụ thai.

Nếu quan tâm đến vấn đề hút thai bao lâu thì có thai lại? Bạn cũng cần biết rằng, việc thụ thai ngay sau khi chấm dứt thai kỳ không được các chuyên gia khuyến khích vì cơ thể bạn và cơ quan sinh sản cần thời gian để hồi phục. Nếu bạn chấm dứt thai kỳ bằng thủ thuật hút thai hoặc nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi ít nhất 1 tháng mới nên nghĩ đến việc có thai trở lại. Ngoài ra, nếu bạn chấm dứt thai kỳ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, bạn nên đợi lâu hơn để tử cung cũng như cơ thể có đủ thời gian để phục hồi.

Thế nên, để đảm bảo sức khỏe và có sự chuẩn bị tốt nhất, sau khi đình chỉ thai kỳ, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai, chờ ít nhất 3 tháng mới nên thụ thai trở lại. Điều này còn giúp đảm bảo an toàn cho bạn và bé trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, các chuyên gia sản phụ khoa cũng khuyến cáo rằng trước khi có ý định mang thai trở lại, bạn nên đến bệnh viện sản phụ khoa để khám, sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sảy thai, hư thai, dị tật bẩm sinh…

Có thể bạn quan tâm

Sảy thai bao lâu thì có thai lại được? Bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh

Người từng chấm dứt thai kỳ sẽ khó thụ thai, thậm chí là vô sinh?

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để trẻ lâu? 5 thực phẩm vàng giúp bạn “lão hóa ngược”

Chấm dứt thai kỳ bao lâu có thể mang thai lại? Lưu ý về sức khỏe cần biết

>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ về loạn sản sụn để sống vui khỏe hơn

Thực tế là các bác sĩ sản khoa chưa có đủ bằng chứng để chứng minh việc từng nạo phá thai, hút thai nhiều lần gây trở ngại cho vấn đề thụ thai. Nếu bạn có kế hoạch mang thai sau khi thực hiện chấm dứt thai kỳ, tình trạng sức khỏe tốt, tử cung đã phục hồi thì không có gì phải lo lắng.

Việc mang thai sau khi chấm dứt thai kỳ cần có kế hoạch cụ thể: chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, thời gian tốt nhất để mang thai.

Tình trạng khó thụ thai, thậm chí là vô sinh xảy ra ở người từng chấm dứt thai kỳ có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tình trạng sót mô thai, nhau… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sẹo, biến chứng dẫn đến khó thụ thai.
  • Trong một số trường hợp, việc nong và nạo cổ tử cung không được thực hiện đúng cách dẫn đến nguy cơ cao gây tổn thương cho tử cung, cổ tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng có nguy cơ xảy ra sau khi tiến hành chấm dứt thai kỳ bằng thủ thuật. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Việc nong, nạo lòng tử cung có thể làm gia tăng nguy cơ sẹo hình thành bên trong tử cung hoặc trên cổ tử cung. Nếu vết sẹo lớn có thể dẫn đến khó thụ thai, sẩy thai vì gây cản trở khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh. Tình trạng này được các chuyên gia sản khoa gọi là “hội chứng Asherman“.

Những điều cần lưu ý nếu muốn mang thai sau khi chấm dứt thai kỳ

Nếu đang cố gắng thụ thai lại sau khi chấm dứt thai kỳ, bạn nên thực hiện những gợi ý sau:

  • Tiến hành khám phụ khoa và trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra tổng thể về cơ quan sinh sản và đánh giá thể chất, tinh thần để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai.
  • Nếu quyết định mang thai trở lại, bạn cần chuẩn bị tinh thần thật tốt để đối phó với sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai, các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.
  • Theo dõi ngày rụng trứng và tích cực quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Bạn hãy mua que thử rụng trứng hoặc tải ứng dụng theo dõi rụng trứng trên điện thoại thông minh để sử dụng.
  • Sau giao hợp, bạn nên kê cao chân, hông bằng cách đặt một chiếc gối dưới mông để có thể giúp tinh trùng tiếp cận với trứng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Nếu cổ tử cung suy yếu, sau khi thụ thai, bạn có thể phải tiến hành khâu cổ tử cung để giữ cho thai nhi được phát triển an toàn.
  • Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bài tập tăng cường cơ sàn chậu như tập Kegel.
  • Cân nhắc dùng đến các phương pháp hỗ trợ thụ thai nếu bạn không thể tự thụ thai sau thời gian dài cố gắng. Hãy nhờ chuyên gia sản khoa tư vấn về các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Trường hợp chưa sẵn sàng mang thai, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để đảm bảo bạn sử dụng biện pháp tránh thai thật hiệu quả.

    Mang thai sau khi chấm dứt thai kỳ: Mẹ bầu cần biết những gì?

    Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể mang thai an toàn sau khi đã thực hiện chấm dứt thai kỳ:

    • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ đầy đủ.
    • Có chế độ ăn lành mạnh và bổ dưỡng.
    • Duy trì lối sống lành mạnh và không hút thuốc (kể cả là hút thuốc thụ động), tiêu thụ thức uống có cồn, giảm tối đa lượng thức uống có chứa caffeine.
    • Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ vừa phải giúp bạn có sức khỏe tốt, để có một thai kỳ khỏe mạnh.

    Hello Bacssi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc sau khi chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai hay nạo phá thai bao lâu thì có thai lại và làm thế nào để mang thai trở lại an toàn, khỏe mạnh.

    Có thể bạn quan tâm

    Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại? Thụ thai có dễ thành công?

    Lan Quan/Kenshin.vn 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *