Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

Sự thay đổi “chóng mặt” của bầu ngực và nhũ hoa trong hời gian mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, gặp khó khăn trong việc chăm sóc bộ phận nhạy cảm này. 

Bạn đang đọc: Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

Trong quãng thời gian mang thai, cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bé yêu phát triển. Bên cạnh những thay đổi về ngoại hình, vóc dáng, những thay đổi ở vùng ngực và nhũ hoa cũng sẽ được nhìn thấy rất rõ. Theo các chuyên gia sản khoa, nếu không được chăm sóc đúng cách, những thay đổi này có thể gây khó chịu và làm thay đổi đáng kể hình dạng của ngực sau khi sinh. Để tránh tình trạng này, hãy cùng Kenshin.vn xem qua những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số cách chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ nhé.

Quá trình mang thai sẽ khiến ngực và nhũ hoa thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, ngoài cảm giác mệt mỏi vì ốm nghén, sự thay đổi của nhũ hoa cũng khiến không ít mẹ bầu căng thẳng, khó chịu. Dưới đây là một số thay đổi ở ngực và nhũ hoa phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong thai kỳ:

1. To và nhạy cảm

Trong thời gian mang thai, ngực của bạn sẽ to ra gấp 1,5 lần trước khi mang thai. Không những vậy, bạn còn có thể cảm thấy đau tức, nhạy cảm và dễ cảm thấy đau rát khi đụng chạm.

2. Núm vú to và sậm màu

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến núm vú to dần và vùng da quanh núm vú cũng sẽ trở nên sậm màu hơn.

3. Rò rỉ sữa non

Trong thời gian mang thai, ngực của mẹ bầu cũng có thể rò rỉ sữa non, có màu vàng đặc ở ngay đầu ti.

4. Các tĩnh mạch tối lại

Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

Các tĩnh mạch dọc theo vùng ngực có thể trở nên sẫm màu và hiện rõ hơn do lưu lượng máu lưu thông ở vùng ngực tăng lên.

5. Xuất hiện các hạt nhỏ li ti

Xung quanh quầng vú sẽ xuất hiện rải rác những nốt lồi nhỏ gọi là hạt Montgomery. Đây là những tuyến bã ở quanh quầng vú, chuyên sản xuất dầu trên bầu ngực. Sau này, khi bạn cho bé bú, em bé sẽ chạm môi vào những hạt Montgomery này để báo cho nhũ hoa tiết sữa, đồng thời những hạt này còn tiết ra mùi đặc trưng để giúp bé tìm đến đúng đầu ti mẹ.

Mẹ bầu nên chăm sóc ngực và nhũ hoa như thế nào trong thai kỳ?

Khi mang thai, đa phần các mẹ chỉ quan tâm đến việc chăm sóc da mặt, da bụng mà quên mất rằng việc chăm sóc ngực cũng rất quan trọng. Dưới đây là một vài lời khuyên chăm sóc ngực và nhũ hoa đúng cách trong thời gian mang thai mà bạn nên thực hiện mỗi ngày:

1. Chọn áo ngực phù hợp

Bầu ngực của bạn sẽ liên tục thay đổi kích cỡ trong thời gian mang thai. Chính vì vậy, việc chọn áo ngực phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất để bạn bảo vệ ngực và nhũ hoa. Lời khuyên cho bạn là nên chọn loại áo ngực có chất liệu mềm mại, dễ thông hơi, mặt trong êm ái để không gây kích ứng núm vú và bảo vệ vòng ngực khỏi các tổn thương mô cũng như chống chảy sệ.

Mẹ nên hạn chế mua những loại áo ngực có gọng để không gây đau cho chân ngực khi bụng mẹ ngày một lớn lên. Ngoài ra, khi chọn mua áo ngực, mẹ bầu nên chọn mua áo lớn hơn hiện tại 1 size để có thể sử dụng lâu dài.

2. Áp dụng cách massage ngực cho bà bầu

Việc xoa bóp “núi đôi” mỗi ngày bằng tay hoặc dùng bông gòn mềm có thể hỗ trợ lưu thông máu, giữ cho ngực được săn chắc và ngăn ngừa chảy sệ. Không những vậy, việc xoa nhẹ nhàng bầu vú và da ở phần quầng vú còn thúc đẩy cho da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và quầng vú.

Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp mẹ có thể áp khăn nóng vào mỗi bên hoặc sử dụng dầu ô liu hay dầu dừa và massage nhẹ nhàng núm vú. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút. Đặc biệt, dùng tay xoa bóp ngực nhẹ nhàng còn có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú, đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh.

Đối với phụ nữ có núm vú ngắn, bị thụt sâu vào trong thì cần xoa bóp toàn bộ vú, xoa nắn đầu núm vú, day, kéo cho núm vú lồi lên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tác động mạnh vào vòng 1 ở những tuần gần ngày dự sinh vì việc này có thể vô tình kích thích tử cung co thắt, dẫn đến sinh non. Có một lưu ý mà mẹ bầu nên quan tâm là trong lúc massage vùng ngực, nếu thấy bụng dưới căng tức từng cơn thì cần dừng lại ngay để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

3. Vệ sinh vòng 1

Tìm hiểu thêm: Bé ho có đờm phải làm sao? Bật mí 7 cách xử lý khi trẻ bị ho đờm

Chăm sóc ngực và nhũ hoa trong thai kỳ như thế nào là đúng cách?

>>>>>Xem thêm: Điều gì khiến trẻ sơ sinh không tăng cân?

Mỗi ngày, bạn nên vệ sinh vòng 1 ít nhất một lần. Sau khi tắm, bạn cần vệ sinh nhũ hoa với nước ấm và dùng khăn mềm để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên núm vú. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, núm vú có thể rò rỉ sữa non. Để tránh núm vú bị ẩm, dẫn đến nứt và nhiễm trùng, bạn cần thay áo ngực thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng miếng đệm vú để giữ cho núm vú của bạn khô ráo. Đặc biệt, hãy nhớ rửa nhũ hoa thường xuyên để tránh tình trạng chất lỏng “bám” thành từng mảng ở đầu ti gây ra viêm nhiễm hay mùi hôi.

4. Không sử dụng xà phòng để vệ sinh nhũ hoa

Nhiều mẹ quan tâm đến cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai như thế nào là đúng? Khi vệ sinh nhũ hoa, bạn nên tránh sử dụng xà phòng. Nguyên nhân là do xà phòng có xu hướng làm khô núm vú và có thể dẫn đến nứt nẻ.

5. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Khi thai nhi trong bụng được 4 – 5 tháng, bạn nên dùng nước sạch để rửa sạch núm vú một lần mỗi ngày để loại bỏ những chất khô tiết ra và tích tụ lên núm vú. Sau đó, bạn hãy bôi lên một lớp kem dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú sau này.

6. Chú ý chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm chứa cồn và caffeine như cà phê, nước ngọt, ca cao, kem, bia, rượu và một số loại thuốc giảm đau bởi những thực phẩm này có thể gây căng tức, khó chịu cho núi đôi của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý tránh ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo bởi việc ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm cho ngực của mẹ trở nên đau hơn.

Bổ sung vitamin B, C và canxi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai hàng ngày để giúp hạn chế việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân gây đau cho nhũ hoa.

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ

Những thay đổi ở ngực và nhũ hoa là một phần tất yếu của thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và nguồn sữa cho bé yêu, bạn cần nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Luôn luôn sử dụng nước ấm hoặc nước sạch để vệ sinh ngực. Tuy nhiên, không nên dùng nước quá 45ºC để tránh gây hại cho bé.
  • Thay áo ngực thường xuyên, ít nhất một lần trong ngày để tránh cảm giác bí bách, ẩm ướt do mồ hôi và sữa non bị rò rỉ.
  • Kiểm tra ngực mỗi ngày. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào khiến bạn lo lắng, đừng ngần ngại đi khám nhé.
  • Thực hiện các bài tập đơn giản như xoay cánh tay mỗi ngày để ngăn ngừa ngực bị chảy sệ khi mang thai.
  • Mang thai là thời gian mà bạn phải đối mặt với nhiều căng thẳng và ít khi để tâm đến việc chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, dù bận rộn, mỗi ngày bạn vẫn nên dành một ít thời gian để chăm sóc ngực và nhũ hoa cũng như các bộ phận khác trên cơ thể để đảm bảo bạn có một thai kỳ hoàn hảo nhất nhé.

    Có thể bạn quan tâm:

    Bí quyết chọn áo ngực cho bà bầu giúp đem lại sự thoải mái trong thai kỳ!

    Ngực thay đổi như thế nào khi mang thai và theo từng giai đoạn thai kỳ?

    Ngân Phạm / Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *