Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp bé cưng phát triển tốt nhất khi còn trong bụng mẹ, việc chăm sóc tiền sản đầy đủ và đúng cách là điều vô cùng quan trọng. 

Bạn đang đọc: Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Việc chăm sóc tiền sản đóng vai trò quan trọng vì không chỉ giúp bạn hiểu hơn về thai kỳ, sinh nở mà còn giúp đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi quá trình phát triển của thai nhi để chắc chắc bé cưng đang phát triển tốt nhất. Để hiểu hơn về chăm sóc tiền sản, bạn hãy dành vài phút xem qua một vài chia sẻ dưới đây của Kenshin nhé.

Chăm sóc tiền sản là gì và tại sao lại quan trọng?

Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Chăm sóc tiền sản là việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai. Điều này sẽ giúp giảm rủi ro trong thai kỳ và tăng cơ hội sinh nở an toàn. Ngoài ra, việc thăm khám tiền sản thường xuyên còn giúp bác sĩ theo dõi thai kỳ, sớm phát hiện các biến chứng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để bạn chia sẻ về những băn khoăn, thắc mắc của bản thân trong thời gian mang thai để được bác sĩ giải đáp.

Theo thống kê, những bé có mẹ không chú ý đến việc chăm sóc tiền sản sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân gấp 3 lần những bé có mẹ thăm khám tiền sản đầy đủ. Bạn nên chăm sóc tiền sản ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai, đồng thời, chú ý duy trì một số thói quen lành mạnh như:

  • Bỏ hút thuốc, uống rượu (nếu có)
  • Uống bổ sung 400 – 800 microgam axit folic hàng ngày
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, các thực phẩm bổ sung và các loại thuốc bạn đang sử dụng
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại tại nhà hoặc nơi làm việc để tránh gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến các yếu tố gây ô nhiễm không khí trong nhà và loại bỏ chúng để giảm bớt tác hại.

Sau khi thụ thai, bạn cần thăm khám tiền sản mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng đầu thai kỳ, ở tháng thứ 7 và thứ 8, bạn cần khám 2 tuần/lần và mỗi tuần 1 lần ở tháng thứ 9.

Khi thăm khám tiền sản, bạn sẽ làm những gì?

Tìm hiểu thêm: Mụn giộp

Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Buổi chăm sóc, thăm khám tiền sản đầu tiên sau khi thụ thai thường sẽ diễn ra lâu nhất. Ở lần thăm khám này, bác sĩ sẽ:

  • Xác định ngày dự sinh
  • Tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn và các thành viên trong gia đình
  • Xác định các yếu tố nguy cơ có thể gây biến chứng thai kỳ như tuổi tác, sức khỏe, số lần mang thai, số lần phẫu thuật, các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng…

Khám sức khỏe cũng là một phần quan trọng trong lần chăm sóc tiền sản đầu tiên. Bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp, tim, phổi và vú
  • Khám vùng chậu để xác định kích thước tử cung và khung chậu

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm công thức máu (CBC) để tầm soát các vấn đề về máu như thiếu máu
  • Xét nghiệm RPR: sàng lọc bệnh giang mai (một bệnh lây truyền qua đường tình dục)
  • Xét nghiệm Rubella: xét nghiệm khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi Đức
  • Xét nghiệm HBSAG: xét nghiệm viêm gan B (một bệnh nhiễm trùng gan)
  • Phân tích nước tiểu: xét nghiệm nhiễm trùng thận và nhiễm trùng bàng quang
  • HIV: sàng lọc các kháng thể trong máu
  • Bệnh xơ nang: sàng lọc sự hiện diện của gen CF.
  • Xác định nhóm máu và yếu tố Rh * (một kháng nguyên hoặc protein trên bề mặt tế bào máu gây ra phản ứng hệ miễn dịch).
  • Xét nghiệm bệnh lậu và chlamydia.

Ở những lần thăm khám tiếp theo, bác sĩ cũng sẽ:

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp và lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra lượng đường và protein
  • Đo kích thước tử cung để xác định sự phát triển thai nhi (thường bắt đầu từ tuần 16 của hai kỳ)
  • Kiểm tra tim thai (bắt đầu từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ)

Ở một số bệnh viện, bạn cũng sẽ được gợi ý tham gia các lớp học tiền sản theo từng giai đoạn của thai kỳ:

Lớp học cho mẹ mang thai từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6: Trang bị cho bạn những kiến thức về các dấu hiệu mang thai, các phương pháp để kiểm tra xem bạn có mang thai hay không, các vấn đề chăm sóc mẹ bầu như dinh dưỡng, tập thể dục, làm đẹp, tâm lý, sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn và hướng dẫn chi tiết về thai giáo.

Lớp học cho mẹ chuẩn bị sinh (từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9): Trang bị những kiến thức về chuyển dạ và sinh nở (đẻ thường, đẻ mổ), những chuẩn bị về thể chất, tinh thần để chào đón thành viên mới cũng như hướng dẫn bạn những bước cơ bản để làm quen với bé (cách cho bé bú, thay tã, vệ sinh…)

Chăm sóc tiền sản: Đừng quên tiêm phòng uốn ván

Chăm sóc tiền sản: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Thuốc trị lang ben được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Uốn ván là tình trạng nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trong môi trường sống và dễ dàng xâm nhập qua vết thương hở. Dù là vết xước nhẹ hay vết thương sâu, vết bỏng đều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi đi vào da, nó sẽ tạo ra một chất độc tetenospasmin tấn công vào hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh không có kháng thể miễn dịch bảo vệ được truyền từ mẹ có thể bị uốn ván nếu các dụng cụ cắt rốn chưa được tiệt trùng kỹ. Uốn ván sơ sinh là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc tiền sản để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Dưới đây là lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn về việc này.

– Đối với phụ nữ chưa từng tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm phòng uốn ván thì lịch tiêm vaccine phòng bệnh gồm 5 mũi:

  • Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (chưa có thai cũng nên tiêm để tạo kháng thể). Thường chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, vì 3 tháng đầu hay xảy ra tình trạng ốm nghén thai phụ mệt mỏi không tiêm được
  • Mũi 2: ít nhất 4 tuần sau mũi 1, và trước lúc sinh 1 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc trong thai kỳ sau
  • Mũi 4: cách mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai sau
  • Mũi 5: cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai sau

Có thể tiêm trễ lịch mà không phải tiêm lại từ đầu

  • Với phụ nữ đã tiêm ngừa đủ 5 mũi uốn ván, thì khi mang thai lần tiếp theo với thời điểm tiêm mũi cuối trong vòng 10 năm thì không cần phải tiêm lại. Nếu đã tiêm mũi cuối trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi nữa
  • Với phụ nữ mang thai lần 2 cách lần đầu trong vòng 2 năm, lần mang thai trước có tiêm đủ 2 mũi, thì lần 2 này sẽ tiêm 1 mũi. Còn nếu mang thai lần 2 cách lần 1 trên 2 năm thì lịch tiêm sẽ khác, lúc đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Chăm sóc tiền sản không chỉ là việc quan tâm đến sức khỏe của mẹ mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Việc tuân thủ các biện pháp chăm sóc tiền sản cần thiết không chỉ giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe mẹ và thai nhi mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh đẻ sau này. Hãy chú ý và thực hiện đúng các chỉ dẫn từ bác sĩ và chuyên gia y tế để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *