Đối với bệnh cườm nước, chẩn đoán và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Do đó, quá trình làm xét nghiệm mắt thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện kỹ càng. Vậy, các xét nghiệm nào hỗ trợ chẩn đoán bệnh cườm nước? Cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Chẩn đoán bệnh cườm nước bằng các xét nghiệm nào?
Thông thường, bệnh cườm nước (tăng nhãn áp, glocom) trong giai đoạn đầu thường không có bất cứ triệu chứng nào. Do đó, người bệnh thường không phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến thị lực. Bác sĩ khuyên mọi người nên thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ. Ngoài ra, những người trên 35 tuổi và những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra mắt từ 1-2 năm/lần.
Một số các triệu chứng bệnh cườm nước thường tương tự các bệnh về mắt khác nên bác sĩ sẽ yêu cầu làm nhiều xét nghiệm nhằm để chẩn đoán bệnh cườm nước một cách chính xác. Vậy các nghiệm này bao gồm những loại nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Nội Dung
Các xét nghiệm mắt giúp chẩn đoán bệnh cườm nước
Kiểm tra áp lực mắt (đo nhãn áp)
Tăng nhãn áp là vấn đề quan trọng nhất của bệnh cườm nước. Do đó, để xác định bạn có bị cườm nước hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu đo nhãn áp (đo áp lực trong mắt). Trước khi đo, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm tê mắt và sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để đo áp lực.
Phạm vi áp lực trong mắt bình thường là 12 – 22 mmHg. Bạn sẽ bị tăng nhãn áp nếu áp lực vượt quá 20 mmHg. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể mắc bệnh tăng nhãn áp dù áp suất mắt trong khoảng 12 – 22mmHg.
Soi đáy mắt
Tìm hiểu thêm: Viêm da dị ứng ở mặt: Bạn cần biết gì?
Soi đáy mắt giúp bác sĩ xác định các dây thần kinh thị giác có bị tổn thương bởi tăng nhãn áp không. Để bác sĩ có thể soi rõ được đáy mắt, họ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt bạn. Bạn sẽ phải chờ 20 phút để thuốc có tác dụng, do đó bác sĩ có thể quan sát rõ hình ảnh và màu sắc của dây thần kinh thị giác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm các kỹ thuật soi đáy mắt khác để chẩn đoán bệnh cườm nước như:
√ Soi đáy mắt bằng laser giúp bác sĩ quan sát rõ dây thần kinh thị giác, từ đó đánh giá được tổn thương của dây thần kinh.
√ Đo độ phân cực bằng quét laser giúp đo độ dày của lớp sợi thần kinh.
√ Chụp cắt lớp quang học (OTC) đo sự phản xạ của ánh sáng laser, có thể trực tiếp đo độ dày và tạo ra hình ảnh ba chiều của lớp sợi thần kinh.
Nếu phát hiện dây thần kinh thị giác bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra thị trường mắt và soi góc tiền phòng.
Kiểm tra thị trường mắt
Thị trường mắt là khoảng không gian mà mắt có thể bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm. Kiểm tra thị trường mắt sẽ giúp bác sĩ xác định tầm nhìn mắt của bạn có bị cườm nước ảnh hưởng hay không.
Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể không nhìn thấy ánh sáng vì nó sẽ di chuyển trong hoặc xung quanh điểm mù. Đây là vấn đề bình thường và không thể kết luận thị lực của bạn bị ảnh hưởng.
Bạn hãy cố gắng thư giãn, nháy mắt bình thường, và thực hiện theo đúng yêu cầu từ bác sĩ. Kết quả kiểm tra sẽ không tốt nếu tâm trạng của bạn không thoải mái.
Vào những lần tái khám mắt sau, bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra lại thị trường mắt để xem kết quả có giống với lần trước không.
Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh cườm nước, bạn sẽ phải thường xuyên kiểm tra thị trường mắt từ 1-2 lần mỗi năm để chắc chắn thị lực không có thay đổi nào.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thiếu máu
Soi góc tiền phòng
“Góc” là nơi giác mạc và mống mắt tiếp giáp nhau. Soi góc tiền phòng giúp bác sĩ xét định xem các “góc” này là mở (tăng nhãn áp góc mở) hay đóng (tăng nhãn áp góc đóng). Trước khi soi, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm tê mắt và đặt một ống kính nhỏ chuyên dụng vào mắt trong thời gian ngắn.
Đo độ dày giác mạc và độ sâu tiền phòng
Phương pháp này giúp đo độ dày giác mạc. Độ dày giác mạc có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số áp lực trong mắt. Nếu giác mạc dày hơn mức trung bình thì chỉ số áp lực trong mắt có thể cao. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị bệnh cườm nước hiệu quả.
Thông thường, thủ thuật này chỉ mất khoảng 1 phút để kiểm tra hai bên mắt.
Vì sao bạn phải làm nhiều xét nghiệm chẩn đoán bệnh cườm nước?
Như những thông tin ở trên, có 5 xét nghiệm mắt bắt buộc phải được làm để chẩn đoán bệnh cườm nước. Vì sao phải làm nhiều như vậy? Thực tế, việc chẩn đoán bệnh cườm nước không phải lúc nào cũng dễ dàng và việc đánh giá cẩn thận tình trạng các dây thần kinh thị giác là điều cần thiết để giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả.
Mối quan tâm quan trọng nhất của bác sĩ chính là bảo vệ thị lực của bạn. Các bác sĩ xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định về phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tình trạng của bạn đặc biệt khó chẩn đoán hoặc điều trị, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về bệnh cườm nước.