Bố mẹ thường nghĩ chấn động não ở trẻ chỉ xảy ra nếu con chơi những môn thể thao mạnh như đá banh hay cầu lông. Thật ra, trẻ có thể bị chấn động não ngay cả khi tham gia những hoạt động nhẹ nhàng. Bạn hãy tìm hiểu về tình trạng này để phòng tránh cho con và có cách xử lý thích hợp khi con có dấu hiệu bệnh.
Bạn đang đọc: Chấn động não ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì để bảo vệ con?
Trẻ ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ bị chấn động não. Đây là một bệnh phổ biến hơn bạn nghĩ. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về chấn động não là gì nhé.
Nội Dung
Chấn động não là gì?
Chấn động não là một chấn thương ở đầu làm não không hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn. Trẻ có nguy cơ bị chấn động não do đập đầu vào đâu đó, té hay bị tai nạn giao thông.
Chấn động não ở trẻ rất nguy hiểm vì trẻ thường chưa có khả năng diễn tả những dấu hiệu mình đang có một cách rõ ràng và bố mẹ cần quan sát rất kỹ để phát hiện những dấu hiệu đó. Hơn nữa, dấu hiệu chấn động não đôi khi không xuất hiện ngay lập tức sau tai nạn mà phải tới vài giờ hoặc vài ngày sau đó.
Dấu hiệu chấn động não ở trẻ
Dấu hiệu chấn động não thường giống nhau ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xét tới tuổi của con khi đưa con đi chẩn đoán.
1. Dấu hiệu chấn động não ở trẻ sơ sinh
Ở những trẻ sơ sinh, dấu hiệu chấn động não gồm:
- Khóc khi bạn di chuyển đầu bé
- Bị kích ứng
- Thay đổi giấc ngủ. Trẻ ngủ nhiều hơn hay ít hơn
- Nôn
- Có vết sưng hay vết bầm ở đầu.
2. Dấu hiệu chấn động não ở trẻ trong độ tuổi tập đi
Trẻ ở tuổi này đã có thể chỉ ra chỗ bị đau và có khả năng miêu tả những dấu hiệu rõ ràng hơn:
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn
- Thay đổi hành vi
- Thay đổi giấc ngủ. Trẻ ngủ nhiều hơn hay ít hơn
- Khóc nhiều
- Mất hứng thú với những trò trẻ từng thích.
3. Dấu hiệu chấn động não ở trẻ trên 2 tuổi
Bé trên 2 tuổi sẽ có nhiều thay đổi trong hành vi hơn như:
- Chóng mặt hay mất thăng bằng
- Nhìn không rõ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mơ màng
- Khó tập trung
- Hay quên
- Quên hay lẫn lộn những sự kiện mới xảy ra
- Thay đổi tâm trạng, dễ bị kích ứng, hay buồn, dễ xúc động, lo lắng
- Uể oải
- Thay đổi thói quen ngủ nghỉ
- Khó ngủ.
Khi nào bạn nên đưa con đi khám?
Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau khớp vai do viêm khớp: Nên dùng thuốc gì? Khi nào cần phẫu thuật?
>>>>>Xem thêm: Hẹp đường mật bẩm sinh
Nếu bạn thấy con bị ngã đập đầu hay bị chấn thương, hãy bình tĩnh quan sát con trước khi đưa con đi bác sĩ. Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Con có cư xử như bình thường không?
- Con có uể oải hơn bình thường không?
- Con có hành vi gì khác thường không?
Nếu con vẫn tỉnh táo, năng động và không cư xử khác thường sau va đập nhẹ, có thể bé vẫn khỏe và không cần đi khám. Bạn không cần đưa con đi cấp cứu nếu trẻ chỉ đập đầu nhẹ và không có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên.
Nếu con có những triệu chứng chấn động não, đặc biệt là nôn, bất tỉnh trong vài phút, khó thức dậy hay thấy khó chịu, bạn cần đưa con đi bệnh viện ngay. Bạn hãy để con ngủ nếu muốn nhưng khi bé dậy hãy quan sát con thật kỹ.
Hiện vẫn chưa có cách chẩn đoán chấn động não chính thức nhưng chụp CT và MRI cũng có thể giúp phát hiện xuất huyết não. Nếu bạn thấy hai tròng đen mắt trẻ không đều hay lớn hơn bình thường sau cú va đập thì có thể não trẻ đã bị tổn thương và cần cấp cứu.
Cách chữa chấn động não ở trẻ
Cách chữa chấn động não duy nhất là cho trẻ nghỉ ngơi khoảng một tuần. Não trẻ cần nghỉ ngơi thật nhiều để có thể hồi phục sau khi bị chấn động. Quá trình hồi phục có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm tùy vào độ nghiêm trọng của chấn động.
Bạn hãy lưu ý là trẻ cần nghỉ ngơi cả về mặt tâm lý và thể chất. Không nên cho trẻ dùng điện thoại, máy tính, nghe nhạc hay xem phim vì việc này sẽ kích động não.
Khi trẻ đi học lại sau chấn động não, bạn nên nhờ thầy cô chú ý đến con, điều chỉnh giờ học ngắn hơn và nhẹ nhàng hơn. Nếu trẻ có các dấu hiệu chấn động não như đau đầu khi tham gia các hoạt động học tập, hãy cho trẻ nghỉ học. Trẻ có thể tiếp tục quay lại học khi thấy khỏe hơn nhưng không nên học quá lâu. Thầy cô có thể tăng dần giờ học nếu các triệu chứng của trẻ giảm dần.
Ngủ là cách rất tốt cho não được nghỉ ngơi. Bạn hãy khuyến khích trẻ ngủ trưa và đi ngủ sớm để não hồi phục nhanh nhất có thể.
Bạn hãy tránh để trẻ gặp bất cứ chấn thương ở đầu khác trong khoảng thời gian hồi phục. Nếu bị thêm chấn thương trong lúc này, não có thể bị tổn thương vĩnh viễn đấy.
Não trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Bạn hãy cẩn thận để tránh cho con bất cứ tổn thương não nào. Nếu trẻ bị chấn động não, hãy khuyến khích con nghỉ ngơi thật nhiều và đi khám khi cần thiết.